-
Nhiều doanh nghiệp đến Đồng Nai đề xuất đầu tư khu công nghiệp -
Phân cấp cho địa phương thực hiện mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận -
Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ -
Tây Ninh: Tốc độ tăng trưởng GRDP xếp thứ 19/63 tỉnh, thành phố -
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024
De Heus Việt Nam, thuộc Tập đoàn Hoàng gia De Heus (Hà Lan) vào sáng 26/9 đã chính thức khánh thành Nhà máy Thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ. Đây là một sự kiện quan trọng trong năm kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hà Lan.
Nhà máy Thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ có tổng công suất thiết kế 240.000 tấn/năm, vốn đầu tư 500 tỷ đồng, chuyên cung ứng dòng sản phẩm thức ăn dành cho cá tra - basa. Tất cả các sản phẩm tại đây được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất từ châu Âu và Mỹ, với quy trình được quản lý nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 22000, BAP và GLOBALG.A.P.
Nhà máy Thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ chính thức được khánh thành |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Koen De Heus, Tổng giám đốc Tập đoàn Hoàng gia De Heus, cho biết, cá thịt trắng là một trong những nguồn đạm có dinh dưỡng cao, thơm ngon và bền vững. Do đó, De Heus đã đầu tư nghiêm túc để phát triển năng lực của mình trong ngành thủy sản, đặc biệt tại châu Á và châu Phi.
“Chúng tôi thấy rằng, Việt Nam có lợi thế để trở thành một trong những quốc gia có nguồn cung cấp thủy sản quan trọng nhất toàn cầu. Vì vậy, chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục phát triển vị thế chiến lược của mình ở Việt Nam cùng các đối tác trong và ngoài nước”, ông Koen De Heus nói.
Trong khi đó, ông Johan van den Ban, Tổng gGiám đốc De Heus Việt Nam, chia sẻ rằng, với những giải pháp dinh dưỡng đột phá và sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước lẫn quốc tế, De Heus Việt Nam không ngừng nỗ lực giúp người nuôi cá ở Việt Nam phát triển hướng đến thành công bền vững.
“Ngoài ra, chúng tôi còn giữ vai trò điều phối trong chuỗi giá trị mà chúng tôi đang hoạt động bằng cách hỗ trợ người nuôi tiếp cận với giải pháp di truyền chất lượng hàng đầu, giải pháp quản lý kỹ thuật và nguồn tài chính, cũng như kết nối họ với thị trường tiêu thụ”, ông Johan van den Ban nhấn mạnh.
Đánh giá cao việc De Heus xây dựng nhà máy mới tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, De Heus hiện có 6 nhà máy sản xuất thức ăn hỗn hợp cho thủy sản và một nhà máy sản xuất Premix phục vụ sản xuất thức ăn hỗn hợp, với tổng công suất thiết kế sản xuất thức ăn hỗn hợp cho cá là 630.800 tấn/năm, thức ăn cho tôm là 52.000 tấn/năm.
Hiện tại, theo ông Tiến, dư địa của sản xuất thức ăn thuỷ sản là rất lớn, nhưng sản lượng sản xuất còn hạn chế. Cả nước hiện có 119 cơ sở sản xuất thức ăn hỗn hợp, với tổng công suất thiết kế 11,7 triệu tấn. Tuy nhiên, hàng năm mới sản xuất được khoảng 5,4 - 5,6 triệu tấn, trong đó có khoảng 3,5 triệu tấn dành cho nuôi trồng thuỷ sản trong nước.
Trong khi đó, Nhà máy Sản xuất thức ăn thủy sản De Heus Cần Thơ là một trong những nhà máy sản xuất thức ăn cho cá tra hiện đại, có công suất thiết kế 240.000 tấn/năm. Vì vậy, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đã bày tỏ tin tưởng rằng, Nhà máy đi vào hoạt động sẽ đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung.
Bên trong nhà máy hiện đại của De Heus Cần Thơ |
Không chỉ có công nghệ hiện đại, của De Heus ở Cần Thơ còn sở hữu vị trí thuận tiện ngay cảng đường sông, qua đó tạo thuận lợi trong việc vận chuyển hàng nguyên liệu thô vào nhà máy và thành phẩm đến người nuôi thủy sản.
Hiện tại, De Heus đã cùng với các công ty đối tác thành công trong vận chuyển thức ăn thủy sản tân tiến theo hình thức hàng xá, giúp vận chuyển thức ăn thủy sản dạng viên nổi tới khách hàng bằng đường thủy. Mô hình này giúp tiết kiệm chi phí đáng kể, giảm thiểu phát thải khí nhà kính nhờ tối ưu hóa vận chuyển, loại bỏ bao bì nhựa và giảm thất thoát trong quá trình vận chuyển và sản xuất.
Với những hoài bão và cam kết về phát triển xanh và bền vững, vào tháng 3/2023, De Heus đã ký kết Biên bản Ghi nhớ đánh dấu sự hợp tác với các đối tác liên quan để cùng phát triển dự án điện mặt trời áp mái với công suất lên đến 20 MWp tại toàn bộ hệ thống nhà máy và trang trại.
Đây cũng là dự án điện mặt trời áp mái lớn nhất trong năm 2023 tại Việt Nam và dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Sau khi đưa vào vận hành, với công suất dự kiến 458 kWp, hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Nhà máy Thủy sản Cần Thơ giúp cắt giảm 470 tấn CO2 hàng năm.
-
Tăng trưởng kinh tế tỉnh Long An đạt khoảng 8,3% trong năm 2024 -
Khánh Hòa gặp khó khi tách dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khỏi dự án đầu tư -
Bước nước rút trên các đại công trường cao tốc -
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, Hải Dương đón nhiều doanh nghiệp lớn -
Doanh nghiệp đánh giá Đà Nẵng là điểm đến đầu tư hấp dẫn, đáng tin cậy -
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E phải giải phóng mặt bằng xong trước 1/3/2025 -
Bình Thuận rà soát, cương quyết chấm dứt hoạt động các dự án chậm tiến độ
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững