-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Tiếp tục “bắt tay” với Hùng Nhơn, xây tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao nghìn tỷ
Hơn nửa tháng trước đây, một lần nữa Tập đoàn Hoàng gia De Heus (Hà Lan) tiếp tục “bắt tay” với Tập đoàn Hùng Nhơn (Việt Nam) để khởi công xây dựng Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai (xã Ia Le, Huyện Chư Pưh).
Với tổng vốn đầu tư khoảng 1.030 tỷ đồng, dự án chuyên sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao theo chuỗi khép kín, bao gồm: chọn lọc, sản xuất heo giống - gà giống; nhà máy giết mổ heo tự động; sản xuất thức ăn chăn nuôi theo hướng hữu cơ; sản xuất phân bón hữu cơ và thương mại các sản phẩm chăn nuôi.
Tổ hợp Nông nghiệp công nghệ cao DHN Đắk Lắk |
“Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN Gia Lai ra đời nhằm cung cấp, cải thiện và nâng cao chất lượng con giống cho các trang trại chăn nuôi Việt Nam, đồng thời tạo ra sản phẩm có chất lượng cao cho hệ thống chuỗi và hướng tới nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và hiện đại, đáp ứng đúng chủ trương của Chính phủ Việt Nam”, ông Koen De Heus, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Hoàng Gia De Heus đã khẳng định.
Trong khi đó, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Hùng Nhơn chia sẻ rằng, Tổ hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao DHN không chỉ góp phần tạo nên mô hình chăn nuôi hiện đại, mà còn góp phần vào phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại Gia Lai và mang lại cơ hội cũng như giải quyết việc làm cho gần 300 lao động địa phương và đồng bào các dân tộc thiểu số.
De Heus bắt đầu đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2008. Kể từ đó tới nay, để gia tăng năng lực và mở rộng thị phần, De Heus đã liên tục bắt tay với Hùng Nhơn để triển khai nhiều dự án quy mô lớn tại Việt Nam.
Dự án mới được khởi công tại Gia Lai là dự án thứ 4, còn trước đó, De Heus và Hùng Nhơn đã cùng nhau hợp tác để triển khai tổ hợp nông nghiệp công nghệ cao ở Đắk Lắk, rồi cùng hợp tác với Bel Gà (Bỉ) để phát triển Nhà máy ấp trứng gia cầm công nghệ cao Bel Gà Tây Ninh…
Trong chiến lược phát triển dài hạn của Tập đoàn, De Heus và Hùng Nhơn cùng hướng tới xây dựng một chuỗi giá trị cùng vùng an toàn dịch bệnh tại Gia Lai và các vùng phụ cận.
“Tận dụng thế mạnh của hai bên, chúng tôi đang cùng nhau phối hợp để hiện thực hóa tầm nhìn chung là cải tiến và hiện đại hóa ngành chăn nuôi tại Việt Nam, góp phần duy trì ngành chăn nuôi độc lập có tính cạnh tranh, nâng cao năng suất và cải thiện đời sống của người nông dân”, ông Johan van den Ban, Tổng giám đốc De Heus Việt Nam đã chia sẻ như vậy với Báo điện tử Đầu tư - baodautu.vn.
Chọn Việt Nam là thị trường chiến lược, De Heus không ngừng “nhân rộng” phạm vi hoạt động
Nhắc tới De Heus, dư luận chắc chắn nhớ đến thương vụ mua lại toàn bộ mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed của Tập đoàn Masan vào cuối năm 2021. Với việc mua lại 14 nhà máy của Masan, De Heus đã nâng tổng số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên toàn Việt Nam lên 23 nhà máy, một lần nữa khẳng định rõ vị thế hàng đầu của mình trên thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
Năm ngoái, khi chia sẻ với báo giới sau khi thực hiện thương vụ đình đám này, ông Gabor Fluit, Tổng giám đốc De Heus châu Á cho biết, mục tiêu chính trong thương vụ này là giúp De Heus sở hữu số lượng lớn các nhà máy ở khắp đất nước, đưa De Heus vượt lên đứng đầu thị trường thức ăn chăn nuôi độc lập và đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của mạng lưới khách hàng lớn tại hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước.
Một nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus tại Việt Nam |
Còn năm nay, khi tới Việt Nam, ông Koen de Heus chia sẻ rằng, tại châu Á, Việt Nam là “thị trường quan trọng nhất, lớn nhất của De Heus”. Điều này là sự thật, bởi với 23 nhà máy, De Heus Việt Nam đã trở thành công ty sở hữu số lượng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi nhiều nhất của De Heus trên toàn cầu.
Theo ông Koen de Heus, trong chiến lược mở rộng thị trường của Tập đoàn, De Heus luôn muốn hợp tác chặt chẽ với các đối tác ở nhiều quốc gia, không chỉ dừng lại ở mảng sản xuất thức ăn chăn nuôi, mà còn từng bước mở rộng sang lĩnh vực con giống và chế biến, hướng tới phát triển nền nông nghiệp bền vững tại mỗi quốc gia mà De Heus hoạt động.
“Ví dụ như tại Việt Nam, De Heus hợp tác với Tập đoàn Hùng Nhơn trong chăn nuôi giống gia cầm, giống heo với vai trò cung cấp con giống có chất lượng tốt nhất để giúp người chăn nuôi giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh”, ông Koen de Heus nói.
Nhưng có vẻ như, định hướng phát triển của De Heus tại thị trường Việt Nam không chỉ dừng lại ở đó. Bởi trong khuôn khổ Lễ khởi công dự án ở Gia Lai, De Heus và Hùng Nhơn đã ký kết MOU về chương trình hợp tác chiến lược dài hạn giữa hai tập đoàn.
Theo đó, hai bên sẽ cùng nhau lên kế hoạch, xây dựng và phát triển những dự án trong lĩnh vực chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, từ năm 2022 đến 2030, De Heus và Hùng Nhơn sẽ tiếp tục hợp tác để mở rộng và phát triển mạng lưới chuỗi các dự án chăn nuôi giống lợn cụ, kỵ quy mô lớn và vùng an toàn dịch bệnh tại 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên.
Sau khi hoàn thành dự án tại Gia Lai, tiếp đến sẽ triển khai tại Đắk Nông và Kon Tum. Chuỗi dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần định hình Tây Nguyên trở thành trung tâm cung cấp lợn giống và phát triển các mô hình chăn nuôi công nghệ cao hàng đầu khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Các con số được đưa ra cũng rất “khủng”, chỉ riêng mục tiêu cho dự án lợn giống của De Heus và Hùng Nhơn, đến năm 2030 dự kiến sẽ đạt công suất khoảng 10.000 con lợn cụ, kỵ, ông, bà (tương đương 80.000 con lợn hậu bị mỗi năm), công suất đàn lợn nái khoảng 200.000 con và khoảng 6 triệu con lợn thịt. Tổng mức doanh thu dự kiến khoảng 2 tỷ USD mỗi năm.
Dễ hiểu vì sao De Heus lại ngày càng mở rộng quy mô đầu tư tại Việt Nam như vậy. Chỉ riêng thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam được đánh giá là giàu tiềm năng, với quy mô thị trường đạt trên 10 tỷ USD vào năm 2020 và liên tục có mức tăng trưởng 13-15%/năm trong những năm gần đây. Chưa kể, mảng kinh doanh mới là sản xuất con giống và chế biến cũng được coi là vô cùng tiềm năng.
Xem ra, De Heus sẽ sớm “nở rộng” quy mô và vươn lên dẫn đầu thị trường thức ăn chăn nuôi, cũng như con giống tại Việt Nam, với mục tiêu lâu dài và bền vững là hỗ trợ người chăn nuôi ổn định sản xuất, người tiêu dùng có sản phẩm sạch, an toàn và truy xuất nguồn gốc rõ ràng.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025