
-
Kho bạc Nhà nước kết nối dữ liệu hợp đồng điện tử với mạng đấu thầu quốc gia
-
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
-
Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech có kiểm soát
-
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa
-
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới -
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4
TIN LIÊN QUAN | |
Bộ trưởng từ chức rồi sẽ làm việc ở đâu? | |
Đề xuất tăng quyền cho Thủ tướng | |
Tổ chức tài chính là "món" ưa thích của tội phạm mạng |
![]() | ||
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII với số lượng dự án Luật được xem xét, cho ý kiến và thông qua nhiều kỷ lục |
Câu chuyện nhà thầu thi công Dự án đường sắt trên cao gây tai nạn chết người là ví dụ đầu tiên được các đại biểu Lê Minh Thông, Nguyễn Hữu Quang và Đinh La Thăng nhắc đến trong khuôn khổ buổi thảo luận ở Tổ đại biểu Thanh Hóa sáng 7/11 về dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi).
Theo đại biểu Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì với bối cảnh cơ chế và cách thức điều hành bộ máy hành pháp như hiện nay, ngay cả việc cán bộ “phạm tội quả tang, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” cũng rất khó để quy trách nhiệm cá nhân. Phản ứng nhanh nhất có thể của Bộ Giao thông Vận tải trong vụ việc này là đình chỉ hoạt động của Ban Quản lý Dự án.
Để bộ máy hành pháp vận hành hiệu quả hơn, đại biểu Nguyễn Hữu Quang (tỉnh Thanh Hóa) đề nghị, cùng với việc tăng thẩm quyền, quyền tự chủ, Thủ tướng Chính phủ thì dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) cũng phải tăng mức độ trách nhiệm, mức độ chịu trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ. Trong dự thảo Luật mới chỉ quy định Chính phủ có trách nhiệm báo cáo với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa quy định trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ ra sao(?).
Đại biểu Nguyễn Hữu Quang cũng đặt vấn đề: “Khi xảy ra những sự việc quan trọng, nếu Chính phủ không có báo cáo thì sao, Quốc hội sẽ chủ động giám sát như thế nào hay cứ ngồi đợi Chính phủ báo cáo. Đó là vẫn đề dự thảo Luật phải làm rõ?”.
Góp ý với quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ với bộ máy hành pháp, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, phải có quy định cụ thể về vấn đề này để Thủ tướng không cảm thấy vướng mắc khi vận hành bộ máy dưới quyền, cũng như đỗ lỗi cho cơ chế khi bộ máy vận hành không tốt.
“Trong quá trình điều hành của Thủ tướng mà có chức vụ ở Bộ A, Bộ B nào đó không điều hành được công việc thì Thủ tướng có quyền đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước đình chỉ chức vụ đó. Thủ tướng đình chỉ không đúng sự việc, không đúng tính chất thì Thủ tướng chịu trách nhiệm. Để giám sát người đứng đầu thì đã có Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương quản lý”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết tâm nói.
Góp ý với Điều 22 của Luật Tổ chức Chính phủ quy định “Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với chính quyền địa phương” và Điều 23 về “việc phân cấp của Chính phủ với chính quyền địa phương”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, các điều khoản đều nói chưa rõ.
“Tôi thấy các điều khoản này phải thiết kế lại cho rõ ràng hơn. Luật Tổ chức Chính phủ không phân định rõ thì chính quyền địa phương lấy cơ sở nào để phân định thẩm quyền, nhiệm vụ giữa Trung ương và địa phương. Trong luật phải quy định rõ địa phương được làm gì, không được làm gì. Chính quyền địa phương hiện nay rất khó hình dung mình được làm gì. Cái gì cũng thấy ghi là theo luật định nhưng luật nào quy định thì không nói rõ”, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt câu hỏi.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP. Hồ Chí Minh) đề nghị làm rõ hơn trách nhiệm của thành viên Chính phủ để khi có vấn đề phát sinh, có thể quy trách nhiệm được; tránh tính trạng khi có sự việc xảy ra thì không biết Bộ, ngành nào chịu trách nhiệm. Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa cũng đề nghị bổ sung quy định bỏ phiếu tín nhiệm và cơ chế từ chức của các thành viên trong Chính phủ.
“Tôi nghĩ rằng không nhất thiết phải chờ đến khi đưa ra Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm mới đặt vấn đề đó. Có nên chăng, trước khi đưa ra Quốc hội làm vấn đề đó thì bản thân trong thành viên Chính phủ, trong các cuộc họp nên triển khai theo Nghị quyết của Đảng lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm”.
Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình Quốc hội tại phiên họp sáng ngày 3/11. Theo đó, dự thảo luật đã đã bổ sung một số nhiệm vụ của Thủ tướng để phù hợp với yêu cầu về quản lý, lãnh đạo, điều hành như: quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ.
Thủ tướng cũng được tạm thời giao quyền chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp chưa bầu được chức danh này, và yêu cầu chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đình chỉ, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới, khi không hoàn thành nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao hoặc vi phạm pháp luật; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam tại nước ngoài cũng thuộc quyền của Thủ tướng.
Góp ý với dự thảo Luật, Ủy ban pháp luật đề nghị rà soát nội dung dự thảo Luật bám sát với các mục tiêu, quan điểm nêu trên để thể chế hóa đầy đủ và chính xác quy định và tinh thần của Hiến pháp về phân công, phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, về chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ.
Dự thảo Luật cần tập trung: Cụ thể hóa mối quan hệ giữa Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Phân định thẩm quyền của Bộ trưởng với tư cách là thành viên của Chính phủ và Bộ trưởng với tư cách là người đứng đầu ngành, lĩnh vực được phân công quản lý; Xác định, phân định rõ lĩnh vực quản lý của các bộ, ngành nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót lĩnh vực không có cơ quan quản lý; Khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lên Chính phủ, lên Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng cơ chế khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định của Hiến pháp về việc người đứng đầu Chính phủ có nghĩa vụ báo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết.
Quang Hưng
-
Kỳ tích ngoại giao Hồ Chí Minh: Từ chiến tranh đến hội nhập quốc tế sâu rộng -
Việt Nam trở thành đối tác ngày càng quan trọng -
Kế hoạch triển khai Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa -
Kế hoạch hoạt động năm 2025 của Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật -
Tinh thần Đại thắng mùa xuân 1975 tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ tiến vào kỷ nguyên mới -
Lực lượng quân đội Trung Quốc, Lào, Campuchia tham gia diễu binh, diễu hành mừng ngày 30/4 -
Những hình ảnh trang nghiêm, hùng tráng của đoàn diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025