
-
Doanh nghiệp thích ứng với thuế quan
-
Vincom Retail tiếp tục được vinh danh Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam và Lãnh đạo xanh châu Á
-
Khơi nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân
-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm
-
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
![]() |
Vasep kiến nghị lao động doanh nghiệp sản xuất hàng xuất nhập khẩu vào danh sách ưu tiên tiêm vắc xin |
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (Vasep) đã đề nghị đưa những người lao động trong các doanh nghiệp sản xuất, lưu thông các mặt hàng thiết yếu; trong các nhà máy, các khu công nghiệp... thực hiện sản xuất cho xuất khẩu vào danh sách ưu tiên tiêm vắc xin.
Thứ tự ưu tiên được đề nghị là sau những người làm tại các cơ sở y tế, những cán bộ liên quan phải tiếp xúc với người dân, người cao tuổi, người có bệnh nền.
Đặc biệt, Vasep đề nghị ưu tiên cho các doanh nghiệp đang áp dụng mô hình 3 tại chỗ tại các địa phương.
Lý giải đề xuất này, Vasep cho rằng, biến thể mới của Covid -19 đã khiến diễn biến dịch ngày càng phức tạp. Mặc dù việc chống dịch là nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu, nhưng vẫn phải duy trì sản xuất và lưu thông những mặt hàng thiết yếu và phục hồi sản xuất-xuất khẩu.
“Do thực tế lượng vắc-xin còn hạn chế và không có ngay một lúc, chúng tôi tha thiết đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét thứ tự ưu tiên các thành phần được tiêm văc-xin ngừa Covid-19”, Vasep đề nghị với Thủ tướng Chính phủ.
Cùng với đề xuất trên, Vasep kiến nghị Bộ Y tế hoàn thiện bộ quy tắc (như CDC Mỹ và một số quốc gia đã có) và tổ chức huấn luyện cho các tỉnh và doanh nghiệp đang áp dụng mô hình 3 tại chỗ thực hiện "y tế tại chỗ" .
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sẽ chủ động sử dụng tổ y tế, trạm y tế của nhà máy, công ty tự tổ chức xét nghiệm cho người lao động mỗi tháng 2 lần, mẫu xét nghiệm sẽ gửi cho cơ quan y tế và kết quả tự xét nghiệm của doanh nghiệp được áp dụng trong lưu thông và giao dịch.
CDC cũng sẽ tổ chức xét nghiệm cho doanh nghiệp 1lần/tháng, như vậy sẽ đảm bảo mỗi công nhân được xét nghiệm 3 lần/tháng.
Bộ Y tế có hướng dẫn xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp trong thực hiện “3 tại chỗ” như phát hiện F0, chỉ khoanh vùng và cách ly khu vực có nguy cơ, phun khử khuẩn, xét nghiệm.... hướng dẫn các biện pháp an toàn “ chặt trong, chặt ngoài” kiểm soát các nguồn lây nhiễm một cách hiệu quả và phù hợp nhằm giảm tổn thất cho doanh nghiệp và sinh kế cho công nhân đồng thời đảm bảo an toàn dịch bệnh cho toàn nhà máy.
Theo Vasep, với bộ quy tắc y tế tại chỗ, , doanh nghiệp có cơ sở xây dựng kế hoạch chống dịch linh động theo sát thực tế với tình hình khống chế dịch tại các địa phương.
Đặc biệt, sau khi được chích vắc-xin phòng dịch và có bộ quy tắc y tế, các doanh nghiệp đang tạm ngưng sản xuất chuẩn bị đáp ứng các điều kiện chống dịch để quay lại sản xuất đáp ứng đơn hàng xuất khẩu tăng vào dịp cuối năm.

-
Chính thức áp thuế chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu 5 năm -
Nỗ lực trở lại đường đua của các thương hiệu huyền thoại -
Tái định hình cuộc chơi: Cạnh tranh trong ngành xây dựng và vai trò của chính sách FDI -
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới -
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách -
Doanh nghiệp quay lại thị trường cao kỷ lục, kinh tế tăng trưởng rõ nét -
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower