-
Quảng Ninh: 725 tỷ đồng giải ngân hỗ trợ 9.014 khách hàng vay khắc phục hậu quả sau bão số 3 -
PVcomBank ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp -
Ngân hàng NCB giải bài toán vốn trung hạn cho doanh nghiệp -
Sức khỏe USD giảm, vàng vẫn khó tăng -
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần
Hội nghị đã thông qua tất cả các báo cáo và đề xuất của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS), đồng thời thông qua danh sách các thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới.
Theo đó, ĐHĐCĐ VIB đã thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền mặt và chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới 26,5%, gồm 5,5% cổ tức bằng tiền mặt, 18% bằng cổ phiếu thưởng và 3% cổ phiếu quỹ.Hội nghị đã thông qua tất cả các báo cáo và đề xuất của Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban kiểm soát (BKS), đồng thời thông qua danh sách các thành viên HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới.
ĐHĐCĐ VIB đã thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền mặt và chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới 26,5%, gồm 5,5% cổ tức bằng tiền mặt, 18% bằng cổ phiếu thưởng và 3% cổ phiếu quỹ.
Mục tiêu lợi nhuận 3.400 tỷ đồng
Năm 2018 hoạt động kinh doanh của VIB tăng trưởng mạnh và chất lượng nhất trong 5 năm qua, tất cả mảng kinh doanh đều vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận tốt. Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 2.743 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2017 và đạt 137% kế hoạch ĐHĐCĐ giao; tổng tài sản đạt gần 140 nghìn tỷ đồng; tăng trưởng tín dụng 17%; nợ xấu duy trì ở mức 2,2%.
ĐHCĐ VIB đã thông qua phương án trả cổ tức bằng tiền mặt và chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ lên tới 26,5%, gồm 5,5% cổ tức bằng tiền mặt, 18% bằng cổ phiếu thưởng và 3% cổ phiếu quỹ.
Tính đến tháng 7/2018, VIB trở thành 1 trong 5 ngân hàng đầu tiên mua lại 100% dư nợ từ VAMC. Đồng thời, VIB là 1 trong 3 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công nhận đã hoàn thành việc tuân thủ Basel II.
Bên cạnh đó, VIB còn nhận được sự ghi nhận của các định chế tài chính quốc tế có uy tín và các cơ quan quản lý nhà nước là một ngân hàng minh bạch và chất lượng hàng đầu.
Tháng 11/2018, VIB trở thành ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận áp dụng chuẩn mực quản trị rủi ro Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN. Trong năm, Moody’s cũng đã 2 lần liên tiếp nâng mức xếp hạng tín nhiệm của VIB dựa trên kết quả kinh doanh tích cực và sức mạnh tài chính của ngân hàng.
Trong mảng ngân hàng bán lẻ, VIB đã khẳng định vị thế khi liên tục dẫn đầu thị trường về tăng trưởng tín dụng và là ngân hàng hàng đầu về cho vay ô tô, top 3 thị trường về doanh số bán banca trong 2 năm liên tiếp.
Đầu tháng 12/2018, VIB đã gây tiếng vang lớn khi cho ra mắt đồng loạt 5 sản phẩm thẻ tín dụng hoàn toàn mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của chủ thẻ. VIB đã đầu tư đáng kể vào việc phát triển ứng dụng MyVIB, Internet Banking, website ngân hàng số www.vib.com.vn và công cụ bán hàng tự động, xây dựng thương hiệu VIB là ngân hàng tiên phong trong lĩnh vực ngân hàng công nghệ số.
Kế hoạch lợi nhuận 2019 được VIB trình ĐHCĐ thông qua với mục tiêu tăng 24% lợi nhuận trong năm nay, lên mức 3.400 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 182.908 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 136.509 tỷ đồng, huy động vốn riêng từ thị trường 1 đạt 127.198 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới 2%.
Năm 2017 đạt 1.405 tỷ lợi nhuận và vượt 87% kế hoạch ĐHĐCĐ giao. Đến năm 2018 VIB đạt 2.743 tỷ lợi nhuận và vượt 37% kế hoạch ĐHĐCĐ giao. Do vậy, ông Vỹ hy vọng rằng năm 2019 VIB sẽ vượt 20%-30% kế hoạch lợi nhuận ĐHĐCĐ giao
Trong nhiệm kỳ mới, VIB đặt mục tiêu tăng trưởng 20%-30% hàng năm đối với các chỉ số cơ bản: dư nợ, huy động khách hàng và lợi nhuận, đồng thời sẽ duy trì mức chi trả cổ tức và cổ phiếu thưởng ở mức 15%-25%/năm.
Tăng vốn lên 10.900 tỷ đồng
Ngoài mục tiêu lợi nhuận, VIB trình ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên mức tối đa 10.900 tỷ đồng, bao gồm cả kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư. Được biết, hiện VIB còn gần 10% "room" cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, VIB đề xuất ĐHĐCĐ ủy quyền cho HĐQT lựa chọn thời gian thích hợp để niêm yết cổ phiếu VIB trên Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (Hose), nhằm hoàn thiện hơn nữa mô hình hoạt động, công bố thông tin và quan hệ cổ đông.
Cổ phiếu của VIB được đưa lên giao dịch trên sàn UPCoM đầu năm 2017, tỷ lệ ROE được cải thiện qua từng năm từ 6,5% năm 2016 tăng lên 12,7% năm 2017 và năm 2018 đạt 22,5%. Vốn điều lệ của VIB tăng lên gần 7.835 tỷ đồng, duy trì mức chia cổ tức bằng tiền mặt là 5% từ 2016 đến 2018; chia cổ phiếu thưởng 16,5% cho năm 2016 và năm 2018 chia cổ phiếu thưởng cao với tỷ lệ này là 41,13% để tăng vốn từ 5.644 tỷ đồng lên 7.835 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, VIB cũng trình ĐHĐCĐ thông qua phương án bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ VIII (2019-2023) với 7 thành viên HĐQT, trong đó có 2 thành viên người nước ngoài, và 3 thành viên BKS chuyên trách.
HĐQT nhiệm kỳ mới của VIB gồm: ông Đặng Khắc Vỹ (đương kim chủ tịch HĐQT); ông Đặng Văn Sơn; ông Đỗ Xuân Hoàng; ông Hàn Ngọc Vũ (Tổng giám đốc); ông Michael John Murphy; ông Timothy Ian Oldham và ông Nguyễn Việt Cường (ứng viên vị trí thành viên độc lập).
Cổ đông thắc mắc vì sao VIB đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2019 đến 35%?
Trả lời câu hỏi này của cổ đông, ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch HĐQT cho rằng, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng đưa ra cho năm nay ở mức 35%, song NHNN chấp thuận ở mức nào VIB sẽ thực hiện trong khuôn khổ cho phép.
Tuy nhiên, chủ trương của NHNN cũng đã đưa ra là ưu tiên tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng đã hoàn thành Basel II. Trong đó, có Vietcombank, VIB là danh sách trong 10 ngân hàng thí điểm Basel II.
Nếu không được tăng trưởng tín dụng cao, liệu VIB có đạt được mục tiêu lợi nhuận đề ra cho năm 2019?
Đồng thời, nếu mục tiêu tăng trưởng tín dụng thấp, VIB sẽ đẩy mạnh tăng trưởng dịch vụ để gia tăng nguồn thu.Trên thực tế, trong những năm qua, nhất là năm 2018 khi mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành thực hiện được ở mức 14% và ở VIB cũng ở mức này, song Ngân hàng vẫn đạt được mức lợi nhuận khả quan trên 2.700 tỷ đồng.
Tỷ lệ huy động vốn và cho vay cũng như tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn tại VIB hiện nay ra sao?
Tỷ trọng giữa huy động và cho vay của VIB luôn nằm trong mức an toàn khoảng 74-80% theo đúng quy định của NHNN.
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tại VIB đã có lộ trình điều chỉnh từ rất sớm 47,1% trong 2016 xuống 40,7% trong 2017 và tại thời điểm hiện nay chỉ có khoảng 36,7%, trong khi quy định của NHNN đưa ra tại Thông tư 19/2017/TT-NHNN đầu năm nay ngân hàng vẫn được sử dụng 40%.
Đối với mảng tín dụng cho khách hàng cá nhân, nhất là đối với cho vay mua, sửa chữa nhà liệu có bị ảnh hưởng khi thị trường bất động sản được dự báo chững lại khi NHNN siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn?
Trả lời câu hỏi này của cổ đông, lãnh đạo VIB cho hay, về tín dụng cho khách hàng cá nhân, bán lẻ là chiến lược trọng tâm của VIB trong quá trình phát triển. Trong thời gian qua, VIB đã đưa ra những gói sản phẩm, dịch vụ tiện ích để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc vay tiền mua ô tô và mua, sửa chữa nhà... Chỉ từ đầu năm 2019 đến nay, tăng đối với tín dụng khối bán lẻ tại VIB đã tăng đến mức 8%.
Tốc độ tăng trưởng bán lẻ của VIB hiện nay đang đứng đầu. Hiện VIB có 163 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc. Tuy số lượng không nhiều như một số ngân hàng bạn, song cũng không phải là ít. VIB đang xây dựng lại sự hiện diện các chi nhánh của VIB tại các mạng lưới trung tâm và mỗi năm ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng thêm 10-15 chi nhánh, phòng giao dịch trong thời gian 5 năm tới. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào quy định của NHNN cũng như việc tuân thủ các quy định của VIB để có thêm điều kiện trong việc mở rộng quy mô hoạt động. Retail Banking hiện nay đang mang lại nguồn thu và lợi nhuận lớn cho VIB.
Đối tác CBA có ý định thoái vốn khỏi VIB?
Đại diện CBA cho biết, đã đồng hành với VIB trong thời gian 10 năm qua, với tỷ suất lợi nhuận của Ngân hàng tăng trưởng cao. Đáng chú ý, VIB đã đạt được thành tựu trong quá trình hoàn tất Basel II, tất toán trái phiếu VAMC. Vì thế, CBA tiếp tục đồng hành cùng VIB.
VIB có mở rộng cổ đông, thay vì vẫn "cô đặc" như hiện nay?
Ông Đặng Khắc Vỹ: Hiện chỉ mới giao dịch trên sàn UpCom, song VIB đã có hơn 5.000 cổ đông, nhưng việc cần mở rộng thêm cổ đông là rất tích cực. Nhưng có một điều đó là lâu nay cổ đông mua cổ phiếu VIB họ điều muốn nắm giữ và chưa vội bán ra. Với kế hoạch chuyển sang niêm yết sàn Hose thì lượng cổ đông sẽ tăng lên gấp ba. Tuy nhiên, việc niêm yết trên sàn Hose là phải có trách nhiệm với các cổ đông, với các chỉ tiêu tăng trưởng ngày càng tích cực.
Kết quả kinh doanh quý 1/2019 của VIB ra sao?
Tuy chưa có số liệu kiểm toán, nhưng thu nhập thuần của VIB trong quý 1/2019 tăng 60-70% so với cùng năm 2018. Trong quý 1/2019, chi phí và dự phòng của quý này là rất thấp.
-
Ngân hàng với những thế hệ nhân sự tương lai -
Vàng biến động mạnh đầu tuần -
HDBank triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường kiện toàn nhân sự cấp cao -
Tặng đến 1 triệu đồng khi nhận kiều hối qua thẻ Sacombank Visa -
Lỗ hổng trong thẩm định hồ sơ mở thẻ tín dụng -
KBank dẫn đầu với danh hiệu "Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Thái Lan" 15 năm liên tiếp -
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
- Siêu phẩm “nhà đẻ ra tiền” tung chính sách khủng cuối năm
- Việt Nam - Điểm khởi đầu cho kế hoạch tư vấn nhà máy thông minh toàn cầu của Samsung
- Chuyển tiền Kiều hối Ria về Việt Nam tại Agribank - phí 0 đồng
- BIDV nhận 3 giải thưởng quốc tế về trải nghiệm khách hàng
- Land Rover Việt Nam ra mắt Range Rover Velar mới
- GEIMS Việt Nam 2024 - Điểm hẹn của các doanh nghiệp “Đầu tàu” ngành sản xuất diện tử