Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Điểm mặt 30 mặt hàng bị làm giả phổ biến nhất
Thế Hải - 09/04/2015 14:36
 
Mỹ phẩm, hàng dệt may, giày dép, thuốc chữa bệnh, thực phẩm chức năng, rượu bia, nước giải khát, bột giặt, vật tư nông nghiệp, dây cáp điện, vật liệu xây dựng…nằm trong nhóm 30 mặt hàng bị làm giả trầm trọng, có mức độ lưu thông lớn trên thị trường Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN

Thông tin này được ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch  Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam chia sẻ tại cuộc Toạ đàm trực tuyến với chủ đề “Chống hàng giả: cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều ngành” diễn ra tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sáng 9/4/2015.

Hàng giả phổ biến từ hàng tiêu dùng đến thuốc chữa bệnh
Tạo đàm trực tuyến "Chống hàng giả: cần sự vào cuộc quyết liệt của nhiều ngành" diễn ra tại Hà Nội sáng 9/4/2015

Cấp độ làm hàng giả, hàng nhái hầu như phủ khắp tất cả các loại sản phẩm từ bình dân đến cao cấp…từ các thương hiệu lớn.

Điểm mặt 30 mặt hàng bị làm giả phổ biến nhất
Hàng giả phổ biến từ hàng tiêu dùng đến thuốc chữa bệnh, vật tư nông nghiệp...

Theo ông Bảo, hàng giả, hàng nhái là vấn nạn của tất cả mọi quốc gia trên thế giới và đặc biệt nghiêm trọng với các quốc gia kém phát triển. Khoảng 2.000 tỷ USD giá trị hàng giả được lưu chuyển trên toàn cầu mỗi năm.

Đơn cử, ở Mỹ mỗi năm thiệt hại khoảng 250 tỷ USD vì nạn hàng giả, hàng nhái. Còn Thụy Sỹ, mỗi năm chỉ sản xuất khoảng 25 triệu chiếc đồng hồ, nhưng trên thế giới mỗi năm có khoảng 40 triệu đồng hồ Thụy Sỹ được tiêu thụ,…

 “ Trước đây, một sản phẩm bị làm giả thường phải mất 6 -7 tháng, thì hiện nay thời gian làm giả chỉ mất khoảng 1 tháng, thậm chí chỉ 1, 2 tuần.

Ngoài ra, kỹ thuật, thủ thuật làm giả cũng ngày càng tinh vi, làm giả không chỉ ở trong nước mà còn đặt hàng ở nước ngoài rồi chuyển về Việt Nam tiêu thụ…”

Sự tinh vi và nhanh đến chóng mặt của hàng giả, hàng nhái đặt người tiêu dùng và các cơ quan quản lý vào tình thế khó khăn. Người tiêu dùng khó phân biệt được hàng giả, hàng thật khi mua bán, còn cơ quan quản lý Nhà nước phải vất vả hơn nhiều trong việc quản lý và bắt giữ, xử lý vấn nạn này.

Đấu tranh ngăn chặn và xử lý tình trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam là vô cùng khó khăn, theo ông Bảo. Hàng giả đang lưu thông tràn lan từ các Thành phố trung tâm về chợ lẻ, đến các vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, hàng giả bày bán hầu như công khai tại các chợ, không chỉ ở các chợ vùng quê nhỏ lẻ mà  còn ngang nhiên bày bán công khai tại các siêu thị, trung tâm thương mại…

Trong khi đó, phần lớn doanh nghiệp chỉ tập trung vào sản xuất, tiêu thụ chứ chưa chú trọng hỗ trợ các lực lượng chức năng cũng như người tiêu dùng trong việc phân biệt hàng thật, hàng giả, và quan trọng hơn, chế tài xử lý vi phạm về hàng giả, hàng nhái còn nhẹ, nên tình trạng vi phạm sản xuất, vận chuyển hàng giả ngày càng gia tăng và chưa được kiểm soát.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư