-
Cần 183.856 tỷ đồng xây đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh -
Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương: Cơ hội rộng mở cho nhà đầu tư -
350 tỷ đồng nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ; Huy động hơn 39 tỷ USD làm 183 km metro -
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định -
Lấp khoảng trống hậu dự án BOT -
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư?
Hiện có 9 dự án điện gió nối lưới với tổng công suất khoảng 440 MW đang vận hành. Ảnh: Đức Thanh |
Điểm mặt dự án ngàn tỷ
Với tổng mức đầu tư 8.904 tỷ đồng, Dự án Cụm trang trại điện gió B&T đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Cụm trang trại có 2 dự án, gồm trang trại điện gió B&T 1, công suất 100,8 MW, với kế hoạch vận hành vào tháng 12/2020; trang trại điện gió B&T 2, công suất 151,2 MW, với kế hoạch vận hành tháng 6/2021.
Nhằm thúc Dự án khởi công đúng hẹn, UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Thông báo số 2603/TB-VPUBND về kết luận của ông Trần Công Thuật, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với Công ty cổ phần Điện gió B&T. “Để đảm bảo Dự án Cụm trang trại điện gió B&T khởi công trước tháng 10/2020, phát điện thương mại trước tháng 10/2021, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, tạo điệu kiện thuận lợi cho Công ty hoàn thành các thủ tục pháp lý để sớm triển khai thi công Dự án”, ông Trần Công Thuật chỉ đạo.
Về chủ trương đầu tư dự án, hiện chỉ còn Bộ Công an chưa có ý kiến. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Công an tỉnh hỗ trợ Công ty trong việc liên hệ, đôn đốc để Bộ Công an sớm có ý kiến trả lời. Ngay trong tháng 8 này, Công ty cổ phần Điện gió B&T phải khẩn trương hoàn thành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.
Được biết, công ty mẹ của Công ty cổ phần Điện gió B&T là Công ty cổ phần AMI AC Renewables (thuộc Công ty AC Energy của Tập đoàn Ayala, Philippines). Công ty này đã đầu tư Nhà máy Điện mặt trời AMI Khánh Hòa với công suất 50 MWp, vận hành từ tháng 5/2019 và Trang trại điện mặt trời BMT tại Đắk Lắk có công suất 30 MW, vận hành từ tháng 4/2019.
Trong một động thái nhắm vào mảng năng lượng tái tạo tại Việt Nam, Tập đoàn năng lượng Banpu (trụ sở tại Thái Lan và chi nhánh kinh doanh điện lực là Banpu Power - BPP) vừa liên kết mua Nhà máy Điện gió Mũi Dinh có công suất 37,6 MW tại tỉnh Ninh Thuận. Với thỏa thuận trị giá 66 triệu USD (tương đương 2.065 tỷ đồng), thương vụ sẽ hoàn tất trong quý IV/2020. Việc đầu tư được thực hiện thông qua BRE Singapore, một công ty con của Banpu Next, trong đó Banpu và BPP mỗi bên nắm giữ 50% cổ phần.
Điện gió Mũi Dinh gồm 16 tua-bin gió, mỗi tua-bin sản xuất được 2,35 MW điện từ gió với tốc độ trung bình 6,6 m/s. Dự án đã vận hành từ tháng 4/2019 và được hưởng giá bán điện 8,5 UScent/kWh trong thời gian lên tới 20 năm.
Bà Somruedee Chaimongkol, Giám đốc điều hành Tập đoàn Banpu cho biết, việc đầu tư vào các dự án điện gió ở Việt Nam là một minh chứng cho cam kết của Banpu đối với chiến lược phát triển xanh và thông minh hơn của Công ty. Đây là dự án mới nhất trong danh mục đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo và là nguồn thu mới cho Banpu.
Vẫn lo truyền tải
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công thương) cho biết, hiện có 9 dự án điện gió nối lưới với tổng công suất khoảng 440 MW đang vận hành.
Ngoài ra, vừa có thêm 91 dự án điện gió với tổng công suất gần 7.000 MW được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện quốc gia, Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất này của Bộ Công thương.
Quyết định bổ sung 91 dự án điện gió dựa trên cơ sở đề xuất của Bộ Công thương cũng như dựa theo mục tiêu đảm bảo cung ứng điện giai đoạn 2021-2023 trong điều kiện nhiều nguồn điện lớn đang bị triển khai chậm tiến độ. Bộ Công thương khẳng định, sẽ chịu trách nhiệm toàn diện về các dự án điện gió và lưới điện đấu nối vào hệ thống điện quốc gia trong danh mục nêu trên.
Tuy nhiên, theo EVN, hệ thống truyền tải điện gặp khó khăn khi đáp ứng nhu cầu truyền tải của các dự án điện gió và mặt trời đã được bổ sung vào quy hoạch. Cụ thể, với kết cấu lưới điện theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2025, cơ bản có thể đáp ứng giải tỏa. Nhưng trong trường hợp toàn bộ các dự án được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2021-2023, sẽ xuất hiện tình trạng quá tải cục bộ tại một số khu vực, tương ứng khoảng 20 - 35% tổng công suất lắp đặt không giải tỏa được.
Để đáp ứng yêu cầu tiến độ giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo, trong văn bản mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công thương, EVN đề nghị Bộ Công thương xem xét trình Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải cần thiết, để đảm bảo giải tỏa các nguồn năng lượng tái tạo mới được bổ sung quy hoạch.
-
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ: Động lực tăng trưởng mới cho Nam Định -
Vì sao trung tâm logistics tại TP.HCM chưa hấp dẫn nhà đầu tư? -
Động thái mới tại Dự án BOT Cảng hàng không Phan Thiết -
Phấp phỏng chờ mặt bằng xây trạm dừng nghỉ cao tốc -
Xử lý kiến nghị của Geleximco về tháo gỡ thiếu hụt nguồn cát cho giao thông -
TP.HCM chốt 11 vị trí dọc các tuyến metro để phát triển mô hình TOD -
Quảng Ngãi xây dựng tiêu chí đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất
- Quảng Ninh: Hơn 200 doanh nghiệp tìm hiểu đầu tư vào cụm công nghiệp phía Đông Đầm Hà B
- Công ty TNHH Thiết bị Dầu khí Schoeller Bleckmann Việt Nam nhận Giải thưởng Doanh nghiệp Xuất sắc châu Á 2024
- C.P. Việt Nam tham gia hợp tác công tư thúc đẩy chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon