
-
Kiên Giang phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao
-
6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu xi măng, clinker giảm tốc
-
Kiến nghị giảm phí sử dụng đường bộ cho đơn vị kinh doanh vận tải thêm 3 tháng
-
[Infographic] 6 tháng năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục
-
Thương mại biên giới với Trung Quốc giảm mạnh vì chính sách Zero Covid -
Sự kiện Samsung Engineering đầu tư vào DNP Water nhận được sự quan tâm lớn từ báo giới quốc tế
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 do Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) là chủ đầu tư, đặt tại Khu Công nghiệp Ông Kèo, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai.
Đây sẽ trở thành dự án đầu tiên sử dụng tuabin công nghệ H của GE tại Việt Nam. Theo dự kiến, Nhà máy sẽ cung cấp khoảng 1.600 MW khi đi vào hoạt động vào năm 2025.
Cũng vào ngày 11/5 vừa qua, nhân chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Washington (Mỹ), GE và PV Power cũng ký kết biên bản ghi nhớ nhằm phát triển các giải pháp nâng cao hiệu quả Nhà máy Điện Nhơn trạch 1, cũng như để cam kết đàm phán cho hợp tác dài hạn về bảo trì Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4.
Dự án điện khí LNG Nhơn Trạch 3&4 sẽ góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam hướng tới đạt phát thải cacbon ròng bằng 0 vào năm 2050 bằng cách hỗ trợ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo thông qua mô hình năng lượng sẵn sàng bổ trợ.
Trong dự án này, GE sẽ cung cấp hai khối thiết bị, có công suất mỗi khối đạt khoảng 800 megawatt (MW) bao gồm tuabin khí 9HA.02 tần số 50Hz - công nghệ có hiệu suất cao nhất của GE, tuabin hơi STF-D650, máy phát điện W88, lò hơi thu hồi nhiệt dòng thẳng (OT HRSG) và hệ thống điều khiển phân tán (DCS) Mark* VIe tích hợp.
Việc sử dụng công nghệ OT HRSG của GE đóng vai trò then chốt trong các chu trình hơi nước tiên tiến, giúp nâng cao hiệu suất chu trình hỗn hợp. Trong khi đó, hệ thống điều khiển Mark* VIe DCS sẽ giúp PV Power cải thiện khả năng quản lí tài sản, độ tin cậy và tính khả dụng đồng thời giảm chi phí vận hành và bảo trì.
Bằng việc sử dụng khí tự nhiên hiệu suất cao và công nghệ thế hệ H hàng đầu của GE, các nhà máy giảm thiểu được tác động đến môi trường với lượng phát thải cacbon ít hơn 60% so với các nhà máy nhiệt điện có cùng sản lượng điện chạy bằng than.
Ông Ramesh Singaram, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GE Gas Power khu vực châu Á, cho biết, điện khí có hiệu suất cao và lượng phát thải cac-bon ít hơn sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng của năng lượng tái tạo, trong khi vẫn giúp đảm bảo độ ổn định và tin cậy của lưới điện.
"GE rất vinh dự được đồng hành cùng Việt Nam trong việc phát triển dự án điện sử dụng công nghệ HA đầu tiên, phù hợp với các mục tiêu năng lượng của đất nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững", ông Ramesh Singaram nói.
Khoảng 25% điện tại Việt Nam đang được tạo ra từ các thiết bị của GE ở 11 nhà máy điện.
GE hiện có khoảng hơn 1.300 nhân viên làm việc ở 6 địa điểm trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả xưởng sửa chữa Phú Mỹ và Nhà máy sản xuất lò hơi thu hồi nhiệt Dung Quất - nơi sản xuất ra các linh kiện áp suất cho nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 cũng như phục vụ cho khách hàng trên toàn cầu.

-
Quan tâm phát triển trí tuệ Việt, Shark Liên đầu tư cho startup Bunny Boo -
Prudential Việt Nam ra mắt công cụ chăm sóc sức khỏe tinh thần -
[Infographic] 6 tháng năm 2022, số doanh nghiệp thành lập mới cao kỷ lục -
Thương mại biên giới với Trung Quốc giảm mạnh vì chính sách Zero Covid -
Việt Nam - địa chỉ cung ứng hàng hóa khó thay thế -
Doanh nghiệp vẫn trông vào nhiều kiến nghị cũ -
Sự kiện Samsung Engineering đầu tư vào DNP Water nhận được sự quan tâm lớn từ báo giới quốc tế
-
Lễ hội bóng đá biển Huda hứa hẹn bùng nổ hè 2022
-
Tạp chí Kinh tế và Tiêu dùng: Lạm phát giá - Đủ cách tồn tại trong bão giá
-
Tương lai không gian sống Việt Nam – hài hòa giữa quá khứ và tương lai
-
Công bố danh sách Top 10 Công ty Công nghệ Uy tín năm 2022
-
AWS cam kết tiếp tục hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam
-
Abaha - Startup công nghệ SAAS Business App huy động vốn thành công vòng Pre-Series A