
-
Long An sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư phát triển tại địa bàn
-
EVN và TKV họp về đảm bảo cấp than ổn định cho các nhà máy điện
-
Phú Mỹ cung ứng nửa triệu tấn phân bón cho vụ Hè thu
-
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn
-
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền" -
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp
Cuối tháng 10 năm ngoái, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam đã chính thức đưa vào hoạt động khu vực mở rộng của trung tâm phân phối tại KCN VSIP 1 (Bình Dương), đánh dấu 16 năm tăng trưởng không ngừng của đại gia số một ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam.
Trung tâm này thực ra đã đi vào hoạt động từ năm 2007, nhưng để đáp ứng nhu cầu kho vận của mình, Unilever đã quyết định đầu tư mở rộng hơn nữa.
![]() | ||
Ông Nguyễn Mạnh Tùng là người chơi kỳ này |
Đó là hành động đúng đắn nhằm chủ động hơn trong khâu phân phối sản phẩm.
Tuy nhiên, không nhiều DN đang hoạt động tại Việt Nam làm được như vậy. Nói đúng hơn, điều này chỉ xảy ra đối với các DN nước ngoài, hoặc DN Việt Nam quy mô lớn.
Thực tế hiện nay cho thấy, ngày càng nhiều DN hiểu rõ tầm quan trọng của dịch vụ logistics và sẵn sàng móc hầu bao để có được dịch vụ logistics tốt nhất, bởi đây là khâu quan trọng trong việc đưa hàng hóa ra thị trường.
Tuy nhiên, xu hướng hiện tại là các DN đang hoạt động sản xuất - kinh doanh ở Việt Nam kết hợp song song các mô hình phân phối truyền thống và hiện đại.
Trong khi DN nhỏ và vừa chủ động từ sản xuất, lưu kho hàng trong nhà máy kiêm tự lo phần vận chuyển hàng hóa đến các đại lý bán hàng, hạn chế sử dụng kênh phân phối trung gian, thì các công ty đa quốc gia vừa kết hợp việc tự xây dựng hệ thống kho trung chuyển và điều tiết hàng hóa đến các vùng miền, vừa sử dụng dịch vụ của các công ty logistics cho các khu vực mà họ chưa có nguồn lực, hay không chú trọng đầu tư dàn trải vào tài sản cố định, nhưng muốn mở rộng thị trường, tăng thị phần.
Số liệu thống kê cho thấy, hiện ở Việt Nam có hơn 1.000 DN kinh doanh trong lĩnh vực logistics, cao hơn ở cả Thái Lan và Singapore. Việc Việt Nam đang trên hành trình trở thành một công xưởng mới của thế giới, với ngày càng nhiều tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư các nhà máy có quy mô hàng tỷ USD, là thị trường màu mỡ cho dịch vụ logistics.
Chính bởi vậy, nhiều công ty logistics hàng đầu trên thế giới, như Maersk Logistics, APL Logistics, NYK Logistics, MOL Logistics… đã có mặt và ngày càng nâng cao sức ảnh hưởng bằng cách thành lập công ty 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các doanh nghiệp nội với tỷ lệ khống chế.
Chỉ riêng khối DN logistics ngoại, với khoảng 25 DN, đã chiếm 80% thị phần logistics Việt Nam, với dịch vụ chất lượng cao. Trong khi đó, khối DN logistics trong nước, ngoại trừ một số DN lớn như Vinafco có những khách hàng lớn, thì hầu hết quy mô nhỏ, manh mún, chỉ dừng ở việc cung cấp những dịch vụ hậu cần đơn giản, vận chuyển bằng đường bộ là chính.
Sự phân cấp trên thị trường logistics rất rõ ràng. DN nhỏ tự làm hoặc thuê công ty logistics nhỏ. DN lớn vừa phát triển hệ thống của mình, vừa thuê nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp.
Tự làm thì tiết kiệm chi phí, nhưng nhiều khi lại thiếu sự chủ động, chuyên nghiệp, nhất là trong bối cảnh hoạt động của DN phát triển nhanh chóng. Nhưng thuê ngoài lại liên quan tới câu chuyện chi phí, vốn được cho là khá cao ở Việt Nam.
Vì lý do đó, nên dù biết việc chuyên nghiệp hóa hoạt động logistics là vô cùng cần thiết, nhưng nhiều DN vẫn buộc phải chọn giải pháp tự làm. Điều này khiến cho năng lực cạnh tranh của nhiều DN bị sụt giảm, hoạt động sản xuất - kinh doanh liên tục gặp trở ngại và phát triển chậm. Thậm chí, một số DN không kịp phân phối hàng hóa đến thị trường, gây ảnh hưởng đến uy tín của DN.
Là CEO của một DN đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, mạng lưới phân phối cũng đã phát triển rộng khắp, bạn sẽ chọn giải pháp nào cho dịch vụ logistics của công ty mình? Đó là tình huống đặt ra cho ông Nguyễn Mạnh Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Kiến trúc MGSU, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Liên minh Toàn cầu G.A.I.C. trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công kỳ này. Chương trình phát sóng trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vào 10h sáng Chủ nhật (3/11) và phát lại vào 10h sáng thứ Hai (4/11).
Nguyên Đức

-
Thế giới Di động ra mắt MWG Shop; Tòa phán Coteccons trả tiền Ricons; F88 vay tiếp quỹ ngoại -
Hải quan Vũng Áng đã thông quan lô linh kiện ô tô điện đầu tiên tại địa bàn -
Đèo Cả sẽ hợp tác với doanh nghiệp bất động sản, logistisc biến "dòng người thành dòng tiền" -
Năm 2030 “cầm chắc” có 2 triệu doanh nghiệp -
Công bố 71 doanh nghiệp nợ thuế hải quan tại Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định -
[Longform] Đại hội đại biểu Đảng bộ VNPT lần thứ XXV: Đổi mới, đột phá đưa VNPT lên tầm cao mới -
Nhà máy lọc dầu Dung Quất: Chuyện chưa kể về nhiên liệu đặc chủng cho quốc phòng
-
1 Chủ tịch nước Trần Đức Lương - Người đặt nền móng, định hình sâu sắc nền đối ngoại đa phương Việt Nam thời kỳ hội nhập
-
2 Phó thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đánh thuế đất bỏ hoang, dự án chậm triển khai
-
3 Tường minh phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 43.500 tỷ đồng
-
4 Tin vắn Đầu tư Online ngày 24/5
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số