
-
Chủ tịch Công ty Vàng Phú Cường chuyển trái phép số tiền đặc biệt lớn qua biên giới
-
Loạt dự án ở Quảng Nam được hỗ trợ lãi vay tiền sử dụng đất sai quy định
-
Hà Nội hành động quyết liệt chống tội phạm công nghệ cao trên không gian mạng
-
Tạm dừng phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan để làm rõ các khoản tiền liên quan
-
Viện Kiểm sát đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư và các bị cáo -
Thi hành án vụ Trương Mỹ Lan: Khó khăn khi xử lý hàng trăm bất động sản
Ngày 25/8, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội bắt đầu phiên xét xử sơ thẩm vụ nâng khống giá cây xanh, gây thiệt hại hơn 34 tỷ đồng, liên quan đến cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Đây là vụ án thứ 4 ông Chung phải hầu tòa.
Theo lời khai của Bùi Văn Mận tại tòa, khi bị cáo Nguyễn Đức Chung đang làm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Công ty TNHH Phát triển Sinh thái xanh do Mận làm Giám đốc được ký các hợp đồng trồng cây cho thành phố Hà Nội, nên tặng cây trồng để cảm ơn bị cáo Chung.
![]() |
Bị cáo Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, cùng các bị cáo trong vụ nâng khống giá cây xanh. |
Theo đó, sau khi được bị cáo Chung tạo điều kiện, Mận đã chi 1,2 tỷ trồng cây tài trợ cho Trường mầm non Yên Khê (tỉnh Phú Thọ), cạnh nhà bố mẹ đẻ bị cáo Chung, và và tặng bố Chung một số cây hoa.
Thực hiện chỉ đạo của ông Chung, Ban Duy tu của Sở Xây dựng đã không tổ chức đấu thầu mà đặt hàng hai công ty có mối quan hệ “thân thiết” để trồng cây.
Tại Công ty Sinh thái xanh, thời điểm này mới được thành lập, không đủ năng lực, không đủ trang thiết bị máy móc, đội ngũ kỹ sư và hồ sơ năng lực đều lập khống.
Khi thực hiện đặt hàng, với mục đích rút tiền ngân sách chia nhau hưởng lợi, Bùi Văn Mận và Hoàng Thị Kim Loan (Phó giám đốc) còn thông đồng, nhờ các đơn vị, hộ kinh doanh xuất hóa đơn với số lượng, giá cây đã bị nâng khống.
Theo lời khai của Mận, bị cáo này chỉ đứng ra lo đi “quan hệ”, còn việc làm hồ sơ, đưa ra giá đều giao cho cấp dưới.
Đối chất tại tòa, bị cáo Loan cho rằng, lời khai của bị cáo Mận không đúng. “Sau khi Công ty Sinh Thái Xanh được thành lập, công ty bắt đầu được thi công và làm hồ sơ thanh quyết toán. Do không biết các vấn đề về hồ sơ thủ tục thanh toán nên đã thuê công ty dịch vụ làm hồ sơ. Vì nhân lực không đủ, bị cáo lại trực tiếp bỏ tiền, nên chỉ quản lý ở hiện trường để tránh thất thoát tiền”, bị cáo Loan khai.
Bị cáo Loan cho rằng, bị cáo không biết gì về cây xanh, mọi việc về chuyên môn và quan hệ của bị cáo Mận, hoàn toàn do bị cáo Mận thực hiện. Theo lời khai của bị cáo Loan, việc nâng khống giá cây xanh theo thủ tục phải đưa giá vào và trình tự do Ban Duy tu của Sở Xây dựng Hà Nội hướng dẫn nhân viên của công ty thực hiện.
Bị cáo Loan cho biết, căn cứ cáo trạng thì số tiền gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 17 tỷ đồng, chi phí được ghi trong sổ sách của công ty. Tuy nhiên, bị cáo không hề biết đây là hợp đồng dịch vụ công ích.
Bị cáo Loan cho rằng, tham gia chỉ với mục đích làm sao có lợi nhuận cho công ty, trả giá thấp nhất có thể để công ty có lãi; đồng thời thừa nhận việc công ty báo giá đưa lên Ban Duy tu của Sở Xây dựng Hà Nội để hưởng chênh lệch là có.
Trước đó, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Hà Nội công bố cáo trạng liên quan tới vụ án. Theo đó, trước năm 2016, công tác trồng mới, thay thế cây xanh ở Hà Nội được thực hiện theo hình thức đấu thầu.
Tháng 12/2015, khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã can thiệp, chỉ đạo việc trồng mới, chăm sóc, cắt tỉa cây xanh. Từ chỉ đạo của ông Chung, toàn địa bàn thành phố phải dừng toàn bộ việc đấu thầu, chuyển sang đặt hàng từng quý.
Tiếp đó, tại các cuộc họp với sở, ngành liên quan, ông Chung chỉ đạo miệng, áp đặt cho Giám đốc Sở Xây dựng phải đặt hàng trực tiếp Công ty Sinh thái xanh do Bùi Văn Mận làm Giám đốc.
Trước đó, Mận đang trốn nợ ở Lâm Đồng, được ông Chung gọi về tham gia việc trồng cây xanh, nên đã thành lập công ty. Tuy nhiên, Mận không góp vốn mà chỉ đứng tên Giám đốc, còn mọi việc do Phó giám đốc Hoàng Thị Kim Loan đảm nhận.
Thực hiện chỉ đạo của Chung, từ năm 2016 đến 2019, dù việc trồng mới cây xanh ở Hà Nội đủ điều kiện đấu thầu nhưng Ban Duy tu các công trình kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng lại ký hợp đồng đặt hàng. Đơn vị này giao Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội (đơn vị trực thuộc UBND TP. Hà Nội) và Công ty Sinh thái xanh trồng cây trước, rồi mới lập dự toán, thẩm định để hợp thức hồ sơ sau.
Khi thực hiện 10 hợp đồng với Ban Duy tu, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội đã ký hợp đồng với một số hộ kinh doanh, mua cây trôi nổi trên thị trường và thực hiện nâng khống giá đầu vào cây chà là, bàng.
Sau đó, Công ty Công viên cây xanh Hà Nội cùng cán bộ Ban Duy tu cung cấp báo giá sai quy định, hợp thức chứng thư thẩm định giá với số cây đã bị nâng khống giá là hơn 17 tỷ đồng.

-
Tạm dừng phiên tòa phúc thẩm vụ án Trương Mỹ Lan để làm rõ các khoản tiền liên quan -
Dự án The Maris Vũng Tàu tiếp tục xây dựng không phép -
Còn hơn 6.200 tỷ đồng chưa được thi hành trong vụ Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 1) -
Viện Kiểm sát đối đáp lại quan điểm bào chữa của luật sư và các bị cáo -
Thi hành án vụ Trương Mỹ Lan: Khó khăn khi xử lý hàng trăm bất động sản -
Xác minh nhiều tài sản của Quốc Cường Gia Lai để thi hành án vụ Vạn Thịnh Phát -
Công ty Phương Trang đã nộp 1.200 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ Trương Mỹ Lan
-
FPT trở thành đối tác công nghệ của đội bóng hàng đầu giải Ngoại hạng Anh
-
Đột phá chuyển đổi xanh tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025
-
Petrovietnam thông báo mời thầu
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Xây dựng
-
Konica Minolta dẫn đầu thị phần máy in màu sản xuất tại Đông Nam Á năm 2024
-
Khánh thành nhà máy Happyfood tại Đồng Tháp