Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 08 tháng 05 năm 2024,
Đối thoại kinh tế, chiến lược Mỹ-Trung sắp diễn ra
PV - 14/05/2014 13:31
 
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 13/5 thông báo cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung Quốc lần thứ 6 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào đầu tháng Bảy tới.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hội Nghề cá Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền
Ngư dân Việt Nam bám ngư trường, sát vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép
Doanh nhân Việt Nam tổ chức “Hội nghị Diên hồng” phản đối Trung Quốc vi phạm chủ quyền
Người Việt ở Mỹ gửi thư yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan
Kỳ 1: Cảm hứng chủ quyền

 

   
 

Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) phát biểu tại phiên khai mạc diễn đàn Đối thoại kinh tế chiến lược 2011. (Nguồn: AFP/TTXVN)

 

Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn thông báo của văn phòng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Tài chính Jacob Lew, với tư cách là đại diện đặc biệt của Tổng thống Barack Obama, sẽ tham gia cuộc đối thoại kinh tế và chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 6 tại Bắc Kinh vào đầu tháng Bảy tới với hai người đồng cấp phía Trung Quốc là Ủy viên Quốc vụ viện, Ngoại trưởng Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương cùng các thành viên đoàn đối thoại Mỹ và Trung Quốc.

Tại cuộc đối thoại lần thứ 6 này, hai bên sẽ tập trung thảo luận các thách thức và cơ hội mà hai nước đang phải đối mặt, cả trong quan hệ tay đôi, khu vực và toàn cầu mà hai bên cùng quan tâm, trước mặt cũng như lâu dài.

Cuộc đối thoại cũng là sự nối tiếp những chủ đề mà Ngoại trưởng John Kerry đã thảo luận với phía Trung Quốc trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng Hai vừa qua và chuyến thăm trong tuần này của Bộ trưởng Tài chính Jacop Lew.

Tại cuộc đối thoại lần thứ 5 hồi tháng 7/2013 tại thủ đô Washington, Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương cho biết hai bên đã đạt được gần 90 kết quả quan trọng về kinh tế vĩ mô, thương mại, đầu tư, tài chính, trong đó có việc thúc đẩy cải cách cấu trúc kinh tế và tăng trưởng cân bằng, bền vững.

Hai bên gia tăng hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế như G20, APEC; ủng hộ các hệ thống thương mại đa phương và chống chủ nghĩa bảo hộ thương mại; nâng cao hợp tác tài chính về quản lý tài chính, thực thi pháp luật về tài chính, giám sát tài chính xuyên biên giới và tăng cường đối thoại và phối hợp về các vấn đề Iran, Syria, Afghanistan…

Về biển Đông và biển Hoa Đông, trong buổi tiếp ông Uông Dương và ông Dương Khiết Trì tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama kêu gọi Trung Quốc giải quyết các vấn đề tranh chấp biển với các nước láng giềng một cách hòa bình, không đe dọa hoặc cưỡng ép.

Tổng thống Obama cũng bày tỏ thất vọng và lo ngại về cách xử lý của Trung Quốc đối với vụ cựu nhân viên phân tích của tình báo Mỹ Edward Snowden.

Giới chức Mỹ, trong cuộc đối thoại, còn cho rằng Trung Quốc đã đi quá xa trong công tác tình báo mạng.

Mỹ cũng than phiền về chính sách hối đoái của Trung Quốc mà theo Mỹ là bất công vì nó mang lợi lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ./.
 

Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất”

Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất”

Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông liên tục leo thang, giới chuyên gia quốc tế đã đưa ra nhiều nhận định xung quanh vấn đề này, trong đó hầu hết các ý kiến đều chỉ trích thái độ hung hăng và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Manila không tin lời hứa của Bắc Kinh

Manila không tin lời hứa của Bắc Kinh

Trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng các hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu sách “đường lưỡi bò”, đe dọa trực tiếp tới sự ổn định của khu vực và an ninh hàng hải quốc tế tại Biển Đông, Philippines đã chính thức nộp hồ sơ chi tiết kiện Trung Quốc ra trước Tòa án quốc tế tại The Hague (Hà Lan).

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư