
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp
Đồng Nai: Vướng mắc tại các cụm công nghiệp cản trở thu hút đầu tư
Tỉnh Đồng Nai hiện có 27 cụm công nghiệp (CCN) được quy hoạch, nhưng chỉ 4 cụm hoàn thiện hạ tầng do đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Chậm giải phóng mặt bằng
CCN gốm sứ Tân Hạnh (phường Tân Hạnh, TP Biên Hoà) diện tích khoảng 54 ha với 37 doanh nghiệp được chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng mới có 27 doanh nghiệp hoàn thành việc xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động sản xuất.
Nguyên nhân là năm 2016, Đồng Nai quyết định hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư hạ tầng cho các doanh nghiệp di dời, nhưng đến năm 2020 thì bị bãi bỏ nên các doanh nghiệp gặp khó khăn.
Anh Đoàn Văn Lâm (chủ doanh nghiệp sản xuất gốm Đồng Thành) cho biết, do tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian nên các chủ doanh nghiệp ngại di dời và hiện các đơn hàng nước bị cắt giảm nên hàng trăm chậu gốm không bán đang đẩy doanh nghiệp vào thế khó.
“Doanh nghiệp chúng tôi đầu tư hàng trăm triệu động vào nhà xưởng nhưng hiện có 5.000 chậu gốm không bán được và cứ đà này, lò gốm sẽ “tắt lửa”, không có tiền trả lương cho 80 công nhân”, anh Lâm nói.
![]() |
Doanh nghiệp gốm sứ than khó khi đầu tư vào cụm công nghiệp nhiều vướng mắc |
Tỉnh Đồng Nai chọn CCN Phú Túc (huyện Định Quán) hơn 48ha và CCN Long Giao (huyện Cẩm Mỹ) có diện tích 57,3ha để thí điểm đầu tư, phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản.
Nhưng hiện việc triển khai xây dựng 2 CCN đang gặp khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng cũng như kêu gọi các doanh nghiệp có tiềm năng bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy, xí nghiệp.
Tương tự, tại huyện Vĩnh Cửu là nơi tập trung nhiều CCN nhất tỉnh, với 7 CCN, mỗi mỗi CCN diện tích từ 48-50ha. Đa số các CCN đã có chủ đầu tư và đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thiếu kinh phí để bồi thường cho người dân có đất bị thu hồi.
Đấu giá đất bế tắc
Tìm hiểu của chúng tôi, từ năm 2022, Đồng Nai bắt đầu đấu giá các CCN. Theo đó, các khu đất có khả năng sinh lợi nhuận cho nhà đầu tư, nếu không thuộc các công trình công cộng, công ích, đầu tư công, đất ưu đãi đầu tư thì đều phải thực hiện đấu giá. Việc đấu giá sẽ đất sẽ đảm bảo tốt nhất cho thu ngân sách nhà nước, nhà đầu tư sẽ được hưởng lợi chính sách ưu đãi tùy theo lĩnh vực.
![]() |
Nhiều cụm công nghiệp còn dở dang hạ tầng |
Cụ thể, tỉnh Đồng Nai đưa vào kế hoạch bán đấu giá CCN Long Giao, với giá khởi điểm hơn 309 tỷ đồng.
Còn CCN Phú Túc được đấu giá với giá khởi điểm là 100 tỷ đồng và sau khi UBND huyện Định Quán hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng dự án, Sở TN-MT sẽ tham mưu UBND tỉnh thu hồi và giao Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh quản lý, tiến hành các thủ tục để đấu giá chọn nhà đầu tư triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thuê đất, xây dựng nhà xưởng sản xuất.
Tuy nhiên theo Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Cao Tiến Dũng, hiện khó khăn lớn nhất cho các nhà đầu tư hạ tầng là giá đất nhiều khu vực đã tăng quá cao khiến cho tiến độ bồi thường thực hiện chậm, một số khu vực quy hoạch nhưng không thu hút được nhà đầu tư.
Trước thực tế này, UBND tỉnh Đồng Nai giao Sở Công thương và các địa phương rà soát lại từng CCN để có cơ sở loại bỏ các CCN chậm triển khai hoặc bổ sung vào quy hoạch CCN đủ điều kiện triển khai.
UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu các sở ngành, địa phương tập trung triển khai kiểm kê, lập phương án bồi thường cho các hộ dân có đất thu hồi để bồi thường, bàn giao đất, nhanh chóng giải phóng mặt bằng tại khu vực quy hoạch các CCN. Đối với những vướng mắc liên quan đến thủ tục đầu tư, xử lý đất cao su, đất rừng, xác định đấu giá, đấu thầu, quy hoạch, tỉnh Đồng Nai đang kiến nghị bộ ngành, Trung ương có chỉ đạo tháo gỡ.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Phấn đấu đến năm 2026 khu vực đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 600 km đường cao tốc
-
Quy chế làm việc của Tổ công tác triển khai đầu tư đường kết nối sân bay Gia Bình với Hà Nội
-
Hà Nội đầu tư 250 tỷ đồng mở Cụm công nghiệp làng nghề Thạch Xá giai đoạn 1
-
Động thổ dự án Trung tâm thương mại Aeon Mall Cần Thơ, vốn đầu tư 5.400 tỷ đồng
-
TP.HCM khởi công mở rộng tuyến đường hơn 2.000 tỷ đồng nối vào cảng Cát Lái -
Đà Nẵng lên kế hoạch xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo quy mô lớn -
Quảng Ngãi cam kết hỗ trợ dự án thép trọng điểm của Hòa Phát -
Đề xuất đầu tư công tuyến đường sắt 3,5 tỷ USD; Bến Tre rót 15.071 tỷ đồng phát triển các cụm công nghiệp -
Kon Tum yêu cầu đảm bảo đủ vật liệu xây dựng phục vụ các công trình, dự án -
Giao đầu mối xử lý đề xuất tuyến metro Bình Dương - Suối Tiên vốn 56.301 tỷ đồng -
Đề xuất đầu tư Dự án Thiết chế Công đoàn tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô