
-
An ninh mạng Việt Nam: Lo ngại khi "cửa" vẫn rất rộng cho tin tặc
-
Gói cước dài kỳ 5G MobiFone: Tích hợp đa quyền lợi, nâng tầm trải nghiệm cho người dùng
-
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G
-
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công
-
Apple chuẩn bị tung iPhone “khác biệt nhất lịch sử” -
VNPT và Vingroup hợp tác cùng thúc đẩy chuyển đổi kép
Hướng tới tệp khách hàng riêng
Thị trường viễn thông Việt Nam hiện có 4 nhà mạng ảo, gồm: I-Tel (Công ty cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom), Reddi (Tập đoàn Masan), Local (Công ty cổ phần Viễn thông Asim) và Digilife (VNPAY). Riêng Digilife vừa được cấp phép, chưa triển khai kinh doanh.
Sau khi được Masan bỏ ra 295,5 tỷ đồng mua lại vào tháng 9/2021, đến nay, Reddi vẫn đang “âm thầm” với kế hoạch chinh phục thị trường. Được biết, Reddi đang hoàn tất những công đoạn cuối, tích hợp nhiều tính năng và dịch vụ mới để tung ra thị trường vào cuối năm nay.
Reddi sẽ đi con đường riêng, không tập trung cạnh tranh với các “ông lớn” viễn thông, mà nhắm vào tệp khách hàng nội bộ trong hệ sinh thái của Masan với hơn 20 triệu người dùng là khách hàng của WinMart, Phúc Long, Techcombank…
Trong khi đó, Local đã bắt đầu đẩy mạnh chiến lược kinh doanh sau khi được cấp phép vào năm 2020. Từ tháng 6/2022, Local bắt đầu cung cấp gói cước data mới được thiết kế phù hợp với phân khúc khách hàng trẻ với cước giá rẻ và chính sách vùng ưu đãi.
Ông Vũ Minh Trí, Tổng giám đốc Asim Group (Công ty mẹ của Local) khẳng định: “Định vị xuyên suốt của mạng di động Local là nhà mạng số - siêu data, giúp khách hàng dù ở bất cứ nơi đâu cũng được tận hưởng trải nghiệm cuộc sống như người địa phương thông qua sự hỗ trợ của công nghệ. Do vậy, cùng với các gói cước di động dung lượng data “khủng”, ưu đãi gọi miễn phí và ứng dụng myLocal.vn, chúng tôi mong rằng, khách hàng có thể an tâm kết nối với người thân, bạn bè và chia sẻ, giải trí vô hạn trên các nền tảng mạng xã hội”.
Cụ thể, Local đẩy mạnh phát triển nền tảng số thông qua ứng dụng myLocal.vn. Đây là một “siêu ứng dụng” dành cho khách hàng với các tính năng mua SIM, tự chọn số di động, cập nhật thông tin chính chủ… Đáng chú ý, Local tích hợp những tiện ích như kết nối tài khoản ngân hàng, gọi xe công nghệ, giải trí, xem phim, đọc báo, tư vấn y tế, thanh toán hóa đơn…
I-Tel thì xác định tập trung vào thị trường ngách, hướng tới học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu công nghiệp và có giá cước tối ưu, hợp lý cho khách hàng. I-Tel cũng tập trung vào chiến lược marketing trực tiếp, tận dụng mô hình trực tiếp tới các thị trường ngách, tệp khách hàng trọng điểm và có quan hệ “win - win” (đôi bên cùng có lợi) với nhà mạng gốc. “Đây là chìa khóa quan trọng hình thành thị trường di động ảo và không trùng lặp để nhà mạng gốc hỗ trợ phát triển”, ông Nguyễn Tiến Dũng, Giám đốc hệ sinh thái dịch vụ số I-Tel cho biết.
Khó khăn, nhưng còn nhiều tiềm năng phát triển
Sau 3 năm xuất hiện trên thị trường, các mạng di động ảo đang chật vật phát triển. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, số lượng thuê bao của các nhà mạng này đang chiếm khoảng 1,2% tổng số lượng thuê bao toàn thị trường, tức là mới chỉ đạt gần 1,5 triệu thuê bao. Tuy nhiên, dư địa tăng trưởng của các nhà mạng ảo khá khả quan. Bởi trung bình trên thế giới, thị phần thuê bao của nhà mạng ảo chiếm khoảng 15 - 20% và đang có xu hương tăng.
Ông Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, không gian cho sự phát triển của mạng di động ảo tại Việt Nam còn rất lớn nếu thực sự được tạo điều kiện về chính sách để các nhà mạng tập trung vào thị trường ngách.
“Nếu được tạo điều kiện phát triển tối ưu, cùng với sự tham gia của các doanh nghiệp ở các mảng tài chính, ngân hàng, bán lẻ, giải trí..., thị trường mạng di động ảo tại Việt Nam hoàn toàn có thể bùng nổ và chiếm 10 - 20% thị phần viễn thông, tương ứng với 15 - 20 triệu thuê bao”, ông Dũng nhận định.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, khi chuyển đổi số, nhu cầu sử dụng dịch vụ số trong các lĩnh vực tài chính, giáo dục, sức khoẻ, giải trí ngày càng tăng và đây chính là dư địa phát triển của nhà mạng ảo. Cụ thể, doanh nghiệp trong các lĩnh vực này đã có sẵn tệp khách hàng và có thể kết hợp với nhà mạng ảo hoặc trở thành nhà mạng ảo để triển khai các dịch vụ mới, khai thác các thị trường ngách mà doanh nghiệp viễn thông hiện nay chưa thể tiếp cận hoặc tiếp cận một cách không có lợi thế trước đó.

-
Nghị quyết 57-NQ/TW sẽ tháo điểm nghẽn, biến kết quả nghiên cứu khoa học thành vàng -
Nhà mạng chạy đua xây dựng hạ tầng 5G -
Thu hút nhân tài thực thi Nghị quyết số 57-NQ/TW -
Doanh nghiệp khu vực Đông Nam Á tiếp tục bị tội phạm mạng tấn công -
Đưa thể chế thành cầu nối lan tỏa đến các nhà khoa học và doanh nghiệp -
Kế hoạch triển khai Phong trào "Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số" -
Thúc đẩy kinh tế báo chí: Điểm mới trong dự thảo Luật Báo chí sửa đổi
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao