-
Phát huy vai trò cơ quan lập pháp trong thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Campuchia -
Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam -
Lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương: Huế sẽ thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của miền Trung -
Việt Nam - Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM
Phiên họp sáng 30/9 của Uỷ ban Kinh tế. |
Tình hình thế giới, trong nước có thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là đối với việc điều hành kinh tế vĩ mô, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông báo cáo tại phiên họp sáng 30/9 của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội.
Đây là phiên thẩm tra kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến Kế hoạch năm 2023.
Tăng trưởng GDP năm 2023 khoảng 6,5%
Trình bày dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2023, lãnh đạo Bộ Kế hoạch và đầu tư nhận định, nền kinh tế vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là áp lực lạm phát gia tăng, nhu cầu các thị trường xuất khẩu lớn, truyền thống bị thu hẹp, thiên tai, biến đổi khí hậu bất thường.
Mục tiêu năm 2023 là tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các dịch bệnh mới phát sinh. Đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng chống chịu và thích ứng của nền kinh tế; củng cố, phát triển các động lực tăng trưởng mới, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.
Kế hoạch dự kiến 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó: Tăng trưởng GDP khoảng 6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.400 USD; Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 26,4 - 26,5%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 5 - 6%; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 68%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27,5%; Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm 1 - 1,5%...
2023 hoàn thành phê duyệt các quy hoạch còn lại
Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nội dung các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2023 kết cấu thành 12 nhóm, tập trung vào 8 trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Một, giữ vững thành quả phòng, chống dịch COVID-19. Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh thế giới, có phương án ứng phó hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.
Hai, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả và các chính sách khác, khai thác dư địa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ để ứng phó kịp thời với biến động của tình hình thế giới, trong nước. Duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ; kiểm soát các lĩnh vực đang tiềm ẩn nhiều rủi ro như thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.
Ba, chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế phát triển. Bảo đảm tiến độ, chất lượng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, nhất là các dự án có vai trò quan trọng để cơ bản xử lý các vướng mắc, khó khăn và tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh. Khắc phục vướng mắc, bất cập, tạo điều kiện phát triển các loại thị trường đồng bộ, lành mạnh, bền vững, nhất là thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, lao động, khoa học công nghệ…
Bốn, tiếp tục thực hiện thực chất, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế; nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực; đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đẩy mạnh kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Có giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023. Ưu tiên bố trí vốn cho dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước và bảo đảm phát triển hài hòa giữa các địa phương, từng vùng lãnh thổ.
Năm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên cơ sở tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm người đứng đầu gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quyền lực. Đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực, tham nhũng.
Sáu, thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết số 61/2022/QH15; phấn đấu trong năm 2023 hoàn thành việc phê duyệt các quy hoạch còn lại trong hệ thống quy hoạch quốc gia. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đẩy nhanh tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng và hạ tầng đô thị lớn.
Bảy, bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, xã hội; làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân; đẩy mạnh phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh của con người Việt Nam, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Tám, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các hoạt động đối ngoại, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
-
Hà Nội “chốt” kế hoạch xây dựng 3 cây cầu lớn vượt sông Hồng -
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác Chiến lược Toàn diện -
Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
Quảng Ninh tiếp xã giao đoàn các cơ quan An ninh thông tin và Internet Hàn Quốc (KISA) -
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ tám, làm nhân sự từ chiều 27/11 -
TP.HCM chốt giá vé metro Bến Thành - Suối Tiên cao nhất 20.000 đồng/lượt -
Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội?
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"