-
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật -
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Dự kiến sơ tán khoảng 260.000 người
Để kịp thời ứng phó với bão Conson và mưa lũ lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, sáng 8/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức họp trực tuyến với các địa phương.
Một số địa phương đã rà soát phương án sơ tán dân trong trường hợp bão mạnh và mưa lớn diện rộng, thống kê ban đầu khoảng 260.000 người. |
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, hồi 1 giờ ngày 8/9, vị trí tâm bão Conson trên khu vực miền Trung Philippin.
Dự báo trong 24-28 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km, đi vào biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Đến 1 giờ ngày 10/9, vị trí tâm bão ở khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 116,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa 440 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông: cấp 3
Bên cạnh đó, từ ngày 8/9 đến ngày 9/9, ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và Hòa Bình, Sơn La có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa 70-120mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt; khu vực từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa 150-250mm/đợt, có nơi trên 300mm/đợt.
Ngoài ra, từ ngày 8/9 đến ngày 9/9, ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 40-70mm/24 giờ, có nơi trên 100mm/24 giờ (mưa tập trung vào chiều và tối).
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá: Cấp 1.
Từ đêm 7/9 đến ngày 10/9, trên các sông suối khu vực Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng xuất hiện một đợt lũ, với biên độ lũ lên trên các sông khu vực Bắc Bộ từ 1-3m; trên thượng lưu các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình từ 2-5m, trung, hạ lưu từ 1-3m. Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh vùng núi khu vực Bắc Bộ và từ Thanh Hóa đến Quảng Bình; ngập úng cục bộ tại các vùng trũng thấp, đô thị ở các tỉnh khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình.
Ngày và đêm 8/9, ở Vịnh Bắc Bộ, khu vực Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông. Riêng vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông từ sáng 09/9 có mưa bão. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Trước tình hình trên, một số địa phương đã rà soát phương án sơ tán dân trong trường hợp bão mạnh và mưa lớn diện rộng trong điều kiện diễn biến COVID-19 phức tạp, trong đó dự kiến sơ tán 73.996 dân khu vực ven biển; 114.091 dân khu vực ven sông và ngoài đê; 70.770 dân khu vực nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất.
Các tỉnh khác đang tiếp tục tổng hợp rà soát phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm theo từng kịch bản về diễn biến thiên tai có khả năng xảy ra trong đợt này.
2 cơn bão mạnh đang ở gần Biển Đông
Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong những ngày qua đã xảy ra mưa ở Bắc bộ và Bắc Trung bộ, và dự báo đợt mưa này tiếp tục xảy ra cao điểm trong ngày và đêm nay, kéo dài hết ngày mai.
Với diễn biến mưa như vậy, ông Khiêm lưu ý cảnh báo nguy cơ cao sạt lở đất, lũ quét vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp.
Về diễn biến bão Conson, ông Khiêm cho biết vào sáng nay, các giám sát của trung tâm cho thấy cơn bão này đang hoạt động ở miền Trung Philippines, cường độ đang ở cuối cấp 8, đầu cấp 9.
Ngoài cơn bão này còn có một cơn bão khác tên Chanthu đang hoạt động ở phía ngoài, do đó hướng di chuyển của bão Conson sẽ có những thay đổi nhất định sau khi vào Biển Đông.
Theo ông Khiêm, dự báo đêm nay bão Conson sẽ đi vào Biển Đông, thành cơn bão số 5 năm 2021. Hiện các phương án dự báo của quốc tế và Việt Nam vẫn có sự phân tán. Có phương án dự báo bão đi lệch xuống Bắc Trung bộ, có phương án dự báo bão đi vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) và suy yếu dần.
Tuy nhiên phần lớn đồng tình với phương án bão sẽ di chuyển chủ đạo hướng tây bắc, tốc độ 20 km/giờ về phía vịnh Bắc bộ, giữa Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Về cường độ, phần lớn phương án dự báo bão đạt cấp mạnh nhất là cấp 11 khi đi qua quần đảo Hoàng Sa, trước khi tiến vào gần đảo Hải Nam (Trung Quốc) có khả năng suy yếu dần.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia kiến nghị cơ quan phòng chống thiên tai có chỉ đạo về các tác động. Đến thời điểm hiện nay, các tác động cần lưu ý là khu vực vùng biển.
Bão có thể gây gió mạnh trên toàn vùng biển bắc Biển Đông, trong các ngày từ 9 đến 11/9, trong đó khu vực quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 11 trong ngày 10/9. Như vậy toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong khu vực cần được lưu ý để phòng tránh an toàn.
Để kịp thời ứng phó với bão Conson và mưa lũ lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương tuyến biển theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão Conson và tình hình mưa lũ để chủ động các biện pháp ứng phó; tăng cường thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm; quản lý, hướng dẫn tàu thuyền đang neo đậu tại bến trong đó sẵn sàng bố trí nơi sơ tán an toàn đảm bảo an toàn dịch bệnh cho ngư dân tàu vãng lai. Căn cứ tình hình cụ thể, sẵn sàng cấm biển với tàu khai thác hải sản.
Đối với vùng đồng bằng và ven biển, cần sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập thủy lợi, thủy điện; bảo vệ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy, hải sản; sẵn sàng vận hành hệ thống tiêu. Đảm bảo an toàn và khôi phục kịp thời hệ thống điện khi có sự cố. Lực lượng quản lý đê chuyên trách kiểm tra các vị trí xung yếu, công trình đê điều đang thi công dở dang.
Đối với vùng núi, triển khai lực lượng xung kích kiểm tra rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặt biệt là các hồ chứa thủy lợi nhỏ, xung yếu. Bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư sẵn sàng khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn…
Về kế hoạch sơ tán dân, thông tin cập nhật nhanh ban đầu, một số địa phương đã rà soát phương án sơ tán dân trong trường hợp bão mạnh và mưa lớn (RRTT: cấp 3) diện rộng trong điều kiện diễn biến Covid-19 phức tạp, trong đó dự kiến sơ tán 73.996 dân khu vực ven biển (Quảng Ninh 6.018; Hải Phòng 5.252; Ninh Bình 1.392; Thanh Hóa 42.034; Nghệ An 18.200; Hà Tĩnh 1.100);
Sơ tán 114.091 dân khu vực ven sông và ngoài đê (Hải Phòng 5.604; Thanh Hóa 28.272; Nghệ An 64.786; Hà Tĩnh 658; Điện Biên 5.612; Hà Giang 130; Bắc Cạn 479; Thái Nguyên 8.550);
Sơ tán 70.770 dân khu vực nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất (Cao Bằng 45.829; Điện Biên 2.315; Hà Giang 792; Bắc Cạn 842; Thái Nguyên 20.992).
Các tỉnh khác đang tiếp tục tổng hợp rà soát phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm theo từng kịch bản về diễn biến thiên tai có khả năng xảy ra trong đợt này.
-
Thu nhập bình quân của người lao động năm 2024 tăng 8,6% -
Chủ tịch Quảng Nam: Cương quyết khắc phục các dự án, công trình dang dở, gây lãng phí -
Quy định 53 chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo -
Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật
-
Hội thảo “Phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam” diễn ra vào ngày 16/1/2025 -
Thủ tướng Liên bang Nga sắp thăm Việt Nam -
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào -
Thái Bình: Thị trấn Tiền Hải mở rộng được công nhận đô thị loại IV -
Đà Nẵng nêu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Tăng trưởng kinh tế năm 2024 với 10 điểm vượt trội -
Kinh tế 2025: Tăng tốc để bứt phá, tạo đà hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 2 con số
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả