-
Đất công chưa sử dụng sẽ được TP.HCM tính giá cho thuê thế nào? -
Gen Z chọn mua nhà như thế nào? -
Hà Nội đốc thúc gỡ vướng khu đất “Cao Xà Lá”; Bình Dương có bảng giá đất mới, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2 -
Đã hết thời “hoang mang” tìm nhà, ứng dụng này sẽ giúp bạn tự tin hơn -
Bảng giá đất mới khiến nhà đầu tư “đau đầu” -
Kinh doanh địa ốc tìm cách giảm giá nhà -
Năm 2024, TP.HCM có 17 dự án bất động sản được chấp thuận chủ trương đầu tư
Cơ sở dữ liệu về đất đai, về đất rừng và rừng còn chưa đầy đủ, nên diễn biến trên thực tế còn nhiều khác biệt so với số liệu thống kê |
Để chính sách không nằm trên giấy
Đang trong chuyến công tác tại vùng cao biên giới của Cao Bằng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Nguyễn Đình Việt cho biết, cảm nhận chung của cử tri về chính sách mới tại Luật Đất đai (sửa đổi) là sẽ bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người sử dụng đất, nhất là quy định về trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Chẳng hạn, khoản 5 và khoản 6, Điều 16 đã giao ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh trình hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ của địa phương về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tổ chức thực hiện; căn cứ tình hình thực tế và quỹ đất của địa phương quyết định diện tích giao đất, cho thuê đất để thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai đối với cá nhân là người dân tộc thiểu số. Quy định như vậy để phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Đặc biệt, khoản 3 điều này quy định về chính sách hỗ trợ đất đai để bảo đảm ổn định cuộc sống cho cá nhân là người dân tộc thiểu số đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng nay không còn đất hoặc thiếu đất so với hạn mức quy định đối tượng là “thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo” và địa bàn là “vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”, không quy định về nguyên nhân vì sao đã được giao đất mà nay không còn hoặc thiếu đất.
Quy định này thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với đồng bào dân tộc thiểu số, như giải thích của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi đại biểu bấm nút thông qua Luật.
Nhưng, việc đưa Luật Đất đai vào cuộc sống, theo ông Việt, đang còn bộn bề nỗi lo.
Chẳng hạn, từ ngày 1/4/2024 quy định tại Điều 248 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lâm nghiệp) đã có hiệu lực. Điều này quy định về chuyển mục đích sử dụng các loại rừng, nội dung mà ở các phiên thảo luận, nhiều đại biểu quyết liệt “đòi” phải thay đổi theo hướng phân cấp, phân quyền triệt để.
“Thực tế được bí thư một tỉnh miền núi nêu với phó thủ tướng là qua 24 lần thực hiện quy trình, thủ tục, văn bản hành chính mới được giải quyết việc chuyển mục đích sử dụng rừng để làm công trình đường giao thông trọng điểm không phải là cá biệt. Cao Bằng và chắc là nhiều tỉnh khác cũng đều gặp khó khăn tương tự”, ông Việt nhận xét.
Điều 248 đã phần nào đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, song theo vị đại biểu Cao Bằng, để sự thay đổi về chính sách thực sự có ý nghĩa thì còn nhiều vấn đề phải giải quyết.
Hiện tại, cơ sở dữ liệu về đất đai, về đất rừng và rừng còn quá yếu, nên thực tế không hiếm trường hợp những vị trí trong quy hoạch là rừng, song lại chẳng có cây cối, mà là nhà ở, nương rẫy của dân.
Vì thế, chừng nào cơ sở dữ liệu về đất đai chưa được xây dựng đồng bộ, thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong phạm vi cả nước, thì việc đưa chính sách vào cuộc sống còn vô cùng gian nan.
Luật giao UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức xây dựng, cập nhật, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai trong phạm vi của địa phương, bảo đảm đến năm 2025 kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. “Theo tôi, đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là với các tỉnh miền núi. Nhưng đó lại là vấn đề cần phải được ưu tiên cả về nhân lực và tài chính”, ông Việt nhìn nhận.
“Nhưng, Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Như vậy, nói đi nói lại, việc đưa Luật vào cuộc sống phụ thuộc đáng kể vào tiến độ và chất lượng các văn bản hướng dẫn của Chính phủ. Mà thời gian có hiệu lực của Điều 248 chỉ còn hơn hai tháng nữa thôi”, ông Việt nêu quan điểm.
Đã mở hơn, nhưng vẫn phải chờ tiêu chí
Gỡ vướng về quy định chuyển đổi đất rừng cũng là mối quan tâm đặc biệt của cán bộ cơ sở trong suốt quá trình sửa Luật Đất đai, bởi thực tế, như Báo Đầu tư đã phản ánh, có những quy định “cứng”, dù địa phương có sáng tạo, linh hoạt cỡ nào cũng không thể vượt qua.
Phó chủ tịch UBND huyện Văn Yên (tỉnh Yên Bái), ông Lưu Trung Kiên từng kể về sự bế tắc của dự án kéo điện lưới quốc gia vào thôn Làng Bang, xã Đại Sơn, phục vụ đời sống cho hơn 80 hộ dân ở đây.
Đây là dự án quy mô nhỏ, tiền để kéo 10 km đường điện đã có sẵn, nhưng một số vị trí chôn cột điện lại nằm trong diện tích rừng tự nhiên. Theo quy định hiện hành, một mét vuông đất rừng tự nhiên cũng phải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thì mới chuyển đổi được mục đích sử dụng. Thủ tục này, từ thực tế một số dự án đầu tư công có quy mô lớn hơn trên địa bàn huyện cho thấy, thường kéo dài không dưới 1 năm, có khi tới gần 2 năm. Do vốn không “chờ” được thủ tục quá khó khăn đó, nên huyện cũng lực bất tòng tâm.
“Điều 248, Luật Đất đai (sửa đổi) đã cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với các dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định, như vậy là chờ tiêu chí được ban hành là địa phương sẽ không lặp lại cảnh vốn chờ thủ tục như dự án trên nữa”, ông Lưu Trung Kiên trao đổi sau khi Luật Đất đai mới được thông qua.
Nhìn sang các quy định có liên quan, Phó chủ tịch UBND huyện Văn Yên cũng cho rằng, đã có sự thông thoáng hơn rất nhiều.
Chẳng hạn, khoản 1, Điều 14, Luật Lâm nghiệp về nguyên tắc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất; diện tích rừng hiện có tại địa phương được sửa thành phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh hoặc quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Theo Bí thư Tỉnh ủy, Trường đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Yên Bái, ông Đỗ Đức Duy, thì quy định tại Điều 248 đã thể hiện tinh thần phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho địa phương. Cụ thể là, HĐND cấp tỉnh được quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác mà không bị hạn chế về quy mô diện tích, trừ các dự án thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư.
“Quy định như vậy sẽ tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc, vì cấp huyện, xã nếu có vấn đề gì khó khăn, thì sẽ có cơ hội giải trình được ngay, từ đó chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng cũng sớm được thông qua hơn”, Phó chủ tịch UBND huyện Văn Yên, ông Lưu Trung Kiên nhận xét.
Riêng với rừng tự nhiên, Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Đức Duy cho rằng, Luật cũng đã quy định theo hướng mở hơn. Theo đó, không chỉ cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với các dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh, mà còn cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên đối với “các dự án cấp thiết khác theo tiêu chí do Chính phủ quy định” (quy định hiện hành là “các dự án cấp thiết khác được Chính phủ quyết định”). Như vậy, đối với những dự án cấp thiết như cấp điện nông thôn miền núi, hệ thống hạ tầng truyền tải điện, thông tin liên lạc, giao thông trọng điểm kết nối vùng, liên vùng… nếu đáp ứng các tiêu chí do Chính phủ quy định, thì HĐND cấp tỉnh có thể chủ động quyết định chuyển mục đích rừng tự nhiên để triển khai dự án, chứ không phải báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và mất rất nhiều thời gian để làm thủ tục như thời gian vừa qua.
“Hiện nay, các địa phương rất mong Chính phủ sớm ban hành nghị định hướng dẫn để có căn cứ thực hiện ngay khi Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực thi hành”, ông Duy trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư.
Các chính sách mới tại Luật Đất đai (sửa đổi), nếu đi vào cuộc sống sẽ tháo gỡ được rất nhiều khó khăn cho các địa phương. Tuy nhiên, Chính phủ cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành (trong đó có việc ban hành tiêu chí các dự án được chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên như ở điều 248) thì các địa phương mới có cơ sở thực hiện.
Trước khi Quốc hội bấm nút thông qua Luật, Chính phủ cũng đã đồng thời trình một số dự thảo nghị định, song luật này có nhiều vấn đề khó, còn nhiều ý kiến khác nhau, nên Chính cũng phải nghiên cứu kỹ trước khi ban hành chính thức.
Đại biểu Nguyễn Quốc Luận, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái
-
Quảng Nam đề xuất cấp huyện được cấp phép khoáng sản trữ lượng dưới 1 héc ta -
ASEAN Ceramics 2023 tại Hà Nội dự kiến quy tụ 200 doanh nghiệp -
Những cách làm mát nhà tự nhiên trên thế giới -
Đằng sau tình trạng “khát vật liệu xây dựng” ở Phú Yên -
Quy định về quản lý cột ăng ten trên địa bàn Thành phố Hà Nội -
Tiêu thụ xi măng 6 tháng mới đạt 43 triệu tấn, giảm 10% -
Tồn kho kính, gốm sứ xây dựng, xi măng tăng cao
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai