Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 26 tháng 04 năm 2024,
EVFTA, "đòn bẩy" để doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường 508 triệu dân
Thế Hải - 30/06/2019 20:52
 
Sự kiện ký kết Hiệp định EVFTA và IPA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) là "đòn bẩy" mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường 508 triệu dân, với GDP 18.000 tỷ USD trong toàn khối EU.
Các doanh nghiệp da giày chờ đợi EVFTA có hiệu lực để nắm bắt cơ hội tăng xuất khẩu và giảm thuế khi xuất khẩu vào thị trường 28 nước thành viên EU.
Các doanh nghiệp da giày chờ đợi EVFTA có hiệu lực để nắm bắt cơ hội tăng xuất khẩu và giảm thuế khi xuất khẩu vào thị trường 28 nước thành viên EU.

Là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam, việc ký kết 2 Hiệp định EVFTA và IPA được cả phía EU và Việt Nam đánh giấ là cú hích cho thương mại, đầu tư cho doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu.

Ông Stefan Radu Oprea, Bộ trưởng phụ trách về Kinh doanh, thương mại và doanh nghiệp của Rumani nhấn mạnh, hai hiệp định này mang lại thuận lợi cho các công ty của cả 2 bên, đặc biệt là công ty vừa và nhỏ, người lao động và người tiêu dùng.

Đối với IPA, cơ hội mang đến rất quan trọng, trong đó thúc đẩy EU đầu tư vào Việt Nam, có sự gia tăng các công ty của châu Âu đến Việt Nam, coi Việt Nam là trung tâm đầu tư quan trọng.

EU hiện là một trong những đối tác thương mại chủ yếu của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 55,8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 41,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 13,9 tỷ USD.

Hiệp định EVFTA cũng sẽ tạo điều kiện để hình thành những chuỗi giá trị mới của Việt Nam với một đối tác quan trọng trên thế giới. Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu sẽ trở thành những mối quan hệ rất căn bản, rất quan trọng trong chiến lược phát triển của cả hai bên.
Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trần Tuấn Anh

Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp. Do vậy, nếu được đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam.

Với kết quả đàm phán đã đạt được, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Việt Nam và EU một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Được coi là đòn bẩy cho tăng trưởng, EVFTA mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng với 508 triệu dân và tổng sản phẩm nội địa (GDP) khoảng 18.000 tỷ USD. EU là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam, với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2018 đạt 55,8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 41,9 tỷ USD, nhập khẩu đạt 13,9  tỷ USD).

Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU là tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.

Do vậy, nếu  đưa vào thực thi, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Với kết quả đàm phán đã đạt được, cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ trong Hiệp định EVFTA chắc chắn sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại song phương Việt Nam và EU một cách toàn diện và sâu sắc hơn.

Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.

Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033). 

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Hiệp định EVFTA sẽ tạo ra cơ hội, thuận lợi cho doanh nghiệp thủy sản, trong đó, trước mắt là vấn đề thuế quan, bởi rất nhiều nhóm mặt hàng của các doanh nghiệp thủy sản mong đợi điều này.

Bên cạnh những mặt hàng chế biến vẫn phải chịu thuế suất từ 3-5%, thì các mặt hàng mực, bạch tuộc, tôm, cá tra đều có những dòng hàng có lợi thế mà thuế xuất giảm về mức 0% ngay. Theo đó, xóa bỏ ngay 50% dòng thuế - trừ các ngừ đóng hộp và cá viên; 50% còn lại có lộ trình cắt giảm từ 3-5 năm. Với cá da trơn, mức thuế giảm từ 6,8% hiện nay về 0% vào năm thứ 3.

Với quy mô xuất khẩu hơn 5 tỷ USD mặt hàng giày dép sang EU mỗi năm, ngành da giày Việt Nam đã mong mỏi EVFTA được ký kết từ lâu. Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, EVFTA đi vào thực thi sẽ tạo nền tảng cạnh tranh rất tốt cho giày dép xuất khẩu Việt Nam vào thị trường 28 nước thành viên.

Theo phân tích của bà Xuân, Trung Quốc hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của da giày Việt Nam trên thị trường thế giới. Nhưng, ngay khi EVFTA sau khi có hiệu lực, sẽ giúp sản phẩm da giày của Việt Nam hưởng chênh lệch thuế từ 3,5- 4,2% so với Trung Quốc khi xuất khẩu vào EU, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Bên cạnh đó, EU cũng đưa ra ưu đãi đơn phương đối với một số lượng lớn hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam theo Hệ thống ưu đãi chung (GSP), điều này cũng sẽ giúp giày dép Việt có nhiều ưu thế cạnh tranh hơn các sản phẩm của Trung Quốc trên thị trường EU.

Thị trường EU hiện đang chiếm 32% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam.

Vị thế của Việt Nam được “thăng hạng” nhờ ký kết EVFTA và IPA
Sau 7 năm đàm phán, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) sẽ chính thức ký kết...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư