-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực |
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Một trong những cam kết của EVFTA là cắt giảm thuế quan – một cơ hội tốt cho hàng thủy sản Việt Nam gia tăng xuất khẩu và cạnh tranh tại thị trường EU.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam cho biết, có khoảng 220 số dòng thuế các sản phẩm thủy sản có thuế suất cơ sở 0-22%, trong đó phần lớn thuế cao từ 6-22% được về 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, số dòng thuế còn lại sẽ được cắt giảm về 0% theo lộ trình 3-7 năm.
Một số mặt hàng đang chịu thuế cao được về 0% như: Tôm hùm đang áp thuế nhập khẩu ở mức 8-20%, thanh cua đang áp thuế suất 14,2%, cá tuyết Phương Nam 15%, cá ngừ vây xanh Đại Tây Dương 16%, tôm hồng áp thuế suất 12%... hàu, điệp, mực, bạch tuộc, ngao, bào ngư, ốc chế biến có thuế suất cơ sở 20%...
Đánh giá của Bộ Công Thương, EVFTA có hiệu lực sẽ đem lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Dự kiến, xuất khẩu mặt hàng này vào EU sẽ tăng với tốc độ trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020 - 2030, trong khi nhập khẩu từ EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8 - 5%).
EU là một trong 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam hiện nay, chiếm 15-17% tổng số xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Xuất khẩu thủy sản nước ta sang thị trường này ổn định ở mức trên 1,3 tỷ USD mỗi năm trong 5 năm qua (2015-2019).
Số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt 8,54 tỷ USD, giảm nhẹ 2,8% so với năm 2018. 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam gồm: Hoa Kỳ (chiếm 17,2% đạt 1,47 tỷ USD, giảm 9,5%), Nhật Bản (chiếm 17,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt 1,46 tỷ USD, tăng 5,8%), EU (chiếm 15,2%, đạt 1,3 tỷ USD, giảm 11,9%), Trung Quốc (chiếm 14,4%, đạt 1,23 tỷ USD, tăng 22,0%), Hàn Quốc (chiếm 9,2%, đạt 781,9 triệu USD, giảm 9,5%).
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỷ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 15/7 tới, Vasep sẽ tổ chức Tập huấn: "Nhận diện và tận dụng hiệu quả ưu đãi EVFTA đối với hàng thủy sản Việt Nam cho các doanh nghiệp"
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"