-
The Makeover 2024: Bữa tiệc "thịnh soạn" đáng mong chờ cho hơn 1.000 lãnh đạo nhân sự và doanh nghiệp -
Thừa Thiên Huế: Chính thức đưa vào hoạt động trung tâm thương mại gần 4.000 tỷ đồng -
Tập đoàn The Trump Organization trao đổi hợp tác đầu tư tại Hưng Yên -
Thừa Thiên Huế: Khai mạc hội chợ thương mại Festival 2024 -
Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ (SBIC) có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới -
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp
3 lĩnh vực hút vốn FDI từ EU nhiều nhất của Việt Nam là: Công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện. kinh doanh bất động sản |
3 lĩnh vực hút vốn FDI từ EU
Tại Tọa đàm: “FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVPIA)” do Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) và Viện Konrad Adenauer-Stiftung tổ chức, TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VEPR thừa nhận, vẫn chưa có nhiều dự án FDI từ châu Âu đổ vào các ngành, lĩnh vực chất lượng cao, công nghệ sạch, nông nghiệp, đem lại giá trị gia tăng cao.
Ông Việt nói, thời gian qua FDI của EU vào Việt Nam chủ yếu đang tập trung vào 3 ngành công nghiệp chế biến chế tạo; sản xuất phân phối điện và kinh doanh bất động sản nhằm khai thác nguồn lao động giá rẻ và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, lũy kế đến tháng 8 năm 2022, đã có 25/27 nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam với 2.384 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 27,6 tỷ USD, chiếm 6,42% tổng vốn đăng ký tại Việt Nam. EU hiện đứng thứ 5/139 quốc gia và vùng lãnh thổ có FDI tại Việt Nam.
Tính riêng 8 tháng năm 2022, tổng vốn đăng ký đầu tư của EU tại Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, tăng 69,6% so với cùng kỳ năm ngoái với số dự án cấp mới đạt 104 dự án.
Tuy số lượng và giá trị của các dự án FDI của EU vào Việt Nam có xu hướng tăng lên nhưng mới chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của EU.
“Điều này cho thấy dòng FDI vào Việt Nam từ EU chưa tương xứng với tiềm năng mà các doanh nghiệp EU có thể mang lại. Tính trên tổng vốn đầu tư ra nước ngoài (OFDI) của EU, Việt Nam mới chỉ nhận được lượng vốn đầu tư vô cùng khiêm tốn:.
Số liệu của Eurostat và Tổng cục Thống kê, tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam chỉ dao động từ 2-5% so với tổng vón FDI mà EU phân bổ trên thế giới.
Lý giải về nguyên nhân FDI từ châu Âu vào Việt Nam không lớn, bà Hoàng Thị Hồng Vân, Trưởng phòng Đối ngoại, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam cho rằng: Chi phí logistics quá cao cũng là một trong những trở ngại chính khiến dòng vốn FDI của châu Âu vào Việt Nam chưa được như kỳ vọng.
Với bối cảnh trên, TS. Nguyễn Thị Vũ Hà, Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, lo ngại Việt Nam có nguy cơ trở thành điểm đến của các dự án FDI chất lượng thấp.
“Nước ta có thể bị lún sâu vào bẫy gia công, lắp ráp và ở vị thế bất lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu do trình độ công nghệ còn thấp, chất lượng lao động chưa cao. Đồng thời, do quy định môi trường chưa chặt chẽ, năng lực quản lý và giám sát ảnh hưởng môi trường của dự án”, bà Hà cho biết.
Cạnh tranh hút vốn FDI sẽ gay gắt hơn
Việc thực thi Hiệp định EVFTA, EVIPA mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội về mở cửa thị trường, gia tăng ưu đãi, nhưng cũng gặp không ít thách thức để hút vốn FDI từ EU, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới nhiều biến động.
Theo phân tích, những lợi thế mà EVFTA mang lại chỉ là ngắn hạn khi các đối thủ trong ASEAN như Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang tích cực đàm phán FTA với EU, đồng thời EU cũng đang hướng tới một FTA chung trong khu vực ASEAN. Ngoài ra, việc thực thi hiệp định này còn dẫn tới những áp lực và chi phí liên quan tới cải cách thế chế, chính sách, hay thậm chí làm giảm dòng FDI vào Việt Nam nhất là trong bối cảnh dòng FDI toàn cầu đang suy giảm và có tính chọn lọc hơn.
Do đó, TS Nguyễn Thị Vũ Hà cho rằng, sức ép cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần được thực thi “tốc độ” hơn nữa để hút dòng vốn từ EU.
FDI của EU vào Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng mạnh bởi chính sách thương mại mới của EU, khi dành ưu tiên hàng đầu cho chuyển đổi số và phát triển kinh tế xanh.
Thực tế, các dự án đầu tư hướng tới tăng trưởng xanh và chuyển đổi số có thể sẽ được tăng cường tại Việt Nam, khi có nhiều nhà đầu tư EU như Đức, Hà Lan, Đan Mạch...với lợi thế về phát triển năng lượng xanh, sạch, năng lượng tái tạo sẽ xem xét cân nhắc đầu tư các dự án tại Việt Nam.
Tuy nhiên, có một thực tế là các nhà đầu tư này thường chọn Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm lao động giá rẻ hay dựa vào tài nguyên thiên nhiên, bởi vậy, việc có thể thu hút được các dự án FDI xanh từ EU vào Việt Nam vẫn chưa hề dễ dàng.
Một quan ngại của các nhà đầu tư châu Âu là các chính sách ưu đãi của Việt Nam gần như đã "chạm đáy". Việt Nam đang sử dụng các công cụ ưu đãi đầu tư như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu và ưu đãi về đất đai. Và thực tế các địa phương hầu như đã áp dụng những ưu đãi này ở mức thấp nhất hay thực chất là đã "chạm đáy".
Thêm nữa, theo quy định thuế tối thiểu toàn cầu (15%) để tránh các vấn đề về thiên đường thuế, chuyển giá...thì ưu đãi thuế sẽ không còn là công cụ ưu đãi hữu hiệu với các nhà đầu tư EU nữa.
-
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh nông nghiệp -
Người của Keppel ngồi ghế Tổng giám đốc công ty con của Khang Điền -
Nike gặp khó với giấy phép lao động nước ngoài tại TP.HCM -
Xi măng Thành Thắng vận hành dây chuyền 5, công suất 2,3 triệu tấn/năm -
Doanh nghiệp ngoại mở rộng dịch vụ logistics -
TKV tích cực khôi phục sản xuất, hỗ trợ 70 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi -
Đề xuất nhiều cơ chế “mở” khi sửa Luật Điện lực
- Doanh nghiệp tạo giá trị: Không chỉ tạo ra lợi nhuận mà còn dẫn dắt tương lai bền vững
- C.P. Việt Nam tiếp tục trồng rừng bền vững tại Đồng Nai năm 2024
- Intech Group chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả lũ lụt
- UNICEF Việt Nam chung tay khắc phục thiệt hại bão lũ
- Nhựa Tiền Phong chung tay ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3
- Central Retail Việt Nam khai trương Trung tâm thương mại GO! Hà Nam