
-
Hơn 61.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển Sóc Trăng
-
Diễn biến mới trong việc hoàn thiện cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên lên 6 làn xe
-
Tập đoàn Nga Rosatom đề xuất lò phản ứng hạt nhân VVER-1200 cho Việt Nam
-
Công ty VinSpeed đăng ký đầu tư dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
-
Bình Định lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng, bến siêu du thuyền rộng 5.200 ha -
TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập
Được cấp chứng nhận đầu tư vào đúng ngày 20/4/2017 - ngày “chốt sổ” thống kê số liệu về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 4 tháng đầu năm, Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, đã trở thành dự án tỷ USD thứ hai đăng ký đầu tư vào Việt Nam kể từ đầu năm tới nay. Dự án tỷ USD đầu tiên là của Samsung Display.
Với tổng vốn đầu tư 1,27 tỷ USD, Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn do nhà đầu tư Nhật Bản liên doanh với PVN và PVGAS Việt Nam đầu tư, với mục tiêu xây dựng, vận hành đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn tại Kiên Giang.
![]() |
. |
Thêm dự án này, thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng lên 10,95 tỷ USD, tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong số này, có 4,88 tỷ USD vốn FDI đăng ký mới của 734 dự án; và có 4,36 tỷ USD của 345 lượt dự án tăng vốn đầu tư. Ngoài ra, còn có 1,35 tỷ USD của 1.687 lượt góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đáng chú ý, trong khi vốn FDI đăng ký mới giảm 4%, thì vốn tăng thêm lại tăng tới 241,8% so với cùng kỳ. Còn vốn góp mua cổ phần thì tăng 106,8%.
Và không nằm ngoài dự đoán, sau khi các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản bứt phá, Trung Quốc đã lùi xuống vị trí thứ tư trong “bảng tổng sắp” các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư lớn vào Việt Nam trong những tháng đầu năm.
Tháng 4/2017, các nhà đầu tư Trung Quốc chỉ đăng ký đầu tư thêm 79 triệu USD vào Việt Nam, nâng tổng vốn đăng ký lên 902 triệu USD.
Trong khi đó, Hàn Quốc vẫn giữ vững ngôi đầu, với tổng vốn đăng ký 4,05 tỷ USD. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,85 tỷ USD, còn Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,1 tỷ USD. Chỉ với một dự án tỷ USD, Nhật Bản đã “trở lại” vị trí á quân mà họ lâu nay luôn nắm giữ.
Một điểm đáng chú ý trong kết quả thu hút FDI của Việt Nam từ đầu năm tới nay, đó là tốc độ tăng vốn giải ngân đã giảm đáng kể. 4 tháng, vốn FDI giải ngân chỉ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2016.
3 tháng đầu năm, tốc độ tăng vốn FDI giải ngân là 3,4%, và đây là con số đã được các chuyên gia cảnh báo, bởi đã chậm lại đáng kể so với tốc độ tăng vốn giải ngân những năm trước.
Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, lũy kế cho đến hết tháng 4/2017, Việt Nam đã thu hút được 302,64 tỷ USD vốn đăng ký. Trong khi đó, vốn thực hiện là 159,63 tỷ USD, bằng 52,7% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.
-
Bình Định lập quy hoạch khu đô thị, nghỉ dưỡng, bến siêu du thuyền rộng 5.200 ha -
TP.HCM yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án chống ngập -
Hà Nội thúc tiến độ hoàn thiện hồ sơ quyết toán dự án đầu tư công -
Phát triển tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ: Cơ hội để Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh -
Đảm bảo các điều kiện để khởi công đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
Hợp long cầu vượt sông Đáy nối Ninh Bình và Nam Định -
TP.HCM đề xuất điều chỉnh quy hoạch đến năm 2040, phát triển theo 6 phân vùng
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?