Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Game mobile: Chia đều cơ hội vàng
Anh Hoa - 11/10/2014 08:14
 
Thị trường game mobile đang hình thành rõ nét, song chưa ngã ngũ ai sẽ chiếm lĩnh thị trường. Game mobile vẫn là mảnh đất màu mỡ cho tất cả mọi người, từ lập trình game đến nhà phát hành.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Game lậu nằm im thở khẽ chờ quy định mới
Xử lý 200 game không phép như thế nào?
Doanh nghiệp game online VN 'đang bị nước ngoài chèn ép'

Thị trường game Việt Nam đã và đang xoay quanh trọng tâm: game di động. Từ việc các nhà phát hành game online di động ồ ạt nhập khẩu sản phẩm về Việt Nam, cho đến hàng trăm studio game di động lớn bé được hình thành trên khắp cả nước.

  Game mobile: Chia đều cơ hội vàng  
  Doanh thu từ game di động chiếm đến 60% doanh thu toàn bộ ứng dụng di động. Ảnh: H.T  

Báo cáo thị trường quý II/2014 của Công ty Appota cho thấy, trong số gần 5.000 ứng dụng có nội dung Việt đang có mặt trên thị trường, thì có tới 3.500 là game. Doanh thu từ game di động cũng chiếm đến 60% doanh thu toàn bộ ứng dụng di động.

Tuy nhiên, số liệu công bố tại Hội thảo Phát triển ngành trò chơi trực tuyến (OGDC) lần 3 do Vina Game (VNG) tổ chức mới đây cho thấy, 90% sản phẩm trò chơi trực tuyến không thành công ngay từ khâu sản xuất; 9% không thành công khi bước vào thị trường. Chỉ còn 1% những trò chơi trực tuyến hay nhất (hoặc may mắn nhất) có thể sống sót và mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Nguyên nhân, theo các nhà làm game, là do khó khăn về xây dựng đội ngũ và tìm kiếm cơ hội. Để làm được một game, không thể thực hiện từ một cá nhân, mà cần cả một studio (trường hợp độc lập làm game rất hiếm). Hơn nữa, với sự phát triển của mạng xã hội, khả năng để mang game đến cho người dùng rất cao, nhưng cơ hội để một game được cộng đồng đón nhận lại không đơn giản, vì còn phụ thuộc nội dung và hình ảnh.

Trở lại với chiến lược của VNG, năm 2012, khi đại gia này nhảy vào thị trường OTT (ứng dụng tin nhắn miễn phí) với ứng dụng Zalo có thể không phải là quyết định khôn ngoan. VNG công bố, Zalo hiện có 15 triệu người dùng, với 185 triệu tin nhắn mỗi ngày và đang phát triển thêm phiên bản tiếng Anh. Ngoài cộng đồng mạng Việt Nam, Zalo còn cho phép đăng ký sử dụng ở 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đang được sử dụng trong cộng đồng người Việt tại Mỹ, Nga, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Có được điều này, Zalo đã không ngần ngại chi hàng trăm tỷ đồng vào các hoạt động marketing gần như trên tất cả các kênh quảng cáo.

Không thể phủ nhận Zalo đã có một bước đầu hoàn hảo trong việc xây dựng cộng đồng. Song theo giới phát hành game, Zalo vẫn là một sản phẩm không có nhiều tính năng mới so với các sản phẩm khác trên thị trường, trong khi xuất hiện những nghi vấn về mức độ hoạt động của người dùng còn giữ được không khi công ty này ngừng chi tiền cho các hoạt động marketing.

Tuy nhiên, nhìn vào động thái của VNG, có thể thấy, VNG đang nhìn vào tương lai của thị trường OTT. Mọi sản phẩm ứng dụng trên thị trường này suy cho cùng đều hướng tới mục đích thương mại thông qua xây dựng cộng đồng và phát triển thành nền tảng để phát hành game mobile, mobile commerce và các dịch vụ tiện ích khác. Cụ thể, gần đây, Zalo đã tung ra 2 game là “Rocket Dog” và “Ai Là Triệu Phú” để thử nghiệm cho việc phân phối game mobile và “training” người sử dụng.

Theo các game thủ, một sản phẩm game mới được coi là đi tắt đón đầu để tìm được chỗ đứng trong thị trường OTT khó nhằn này phải là sản phẩm vừa mang tính chất của OTT, vừa là mạng xã hội và nhắm luôn đến đối tượng là người chơi game thực sự trên mobile. Trong khi đó, Zalo chủ yếu là phần mềm chat, định vị và thông điệp đến người dùng phổ thông.

Ông Đỗ Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty Appota cho biết, hiện OnClan của Công ty Appota là sản phẩm duy nhất được cho là đáp ứng được điều này. OnClan đi theo hướng ngách: mạng xã hội cho các game thủ và người làm game, giúp họ tiếp cận trực tiếp khách hàng. Tuy nhiên, sản phẩm này đang trong giai đoạn phát triển, người dùng phải mất một thời gian nữa để trải nghiệm.

Một công thức mới cho xu thế game hiện tại, sau thành công bất ngờ của Flappy Bird - Nguyễn Hà Đông. Thành công chớp nhoáng đó đã chứng minh một điều, thị trường game mobile còn rất nhiều tiềm năng và ai cũng có cơ hội như nhau để tạo ra điều kỳ diệu như Flappy Bird từng mang lại.

Chân dung chàng trai Việt đứng sau

Chân dung chàng trai Việt đứng sau "Flappy Bird" làm điên đảo làng game thế giới

Người đứng sau trò “Flappy Bird” đang làm điên đảo làng game toàn cầu là một thanh niên 29 tuổi có tên Nguyễn Hà Đông, hiện sống tại Hà Nội.  Flappy Bird - Game Việt Nam đang gây sốt trên toàn thế giới Cẩn trọng với ứng dụng Android “độc” trừ tiền qua SMS  Xử lý 200 game không phép như thế nào?

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư