Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Gần 1.500 tỷ đồng đầu tư phát triển du lịch vùng 7 núi An Giang
Phú Khởi - 24/11/2016 14:47
 
Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư du lịch vào vùng 7 núi - An Giang vừa diễn ra sáng nay, 24/11 tại TP.Châu Đốc (An Giang), nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý bày tỏ, tiềm năng to lớn của vùng đất nổi tiếng thơ mộng với mùa nước nổi trên những cánh đồng bạt ngàn cùng dãy thất sơn nổi tiếng huyền bí, hùng vĩ vẫn chưa được khai phá tương xứng.

Tỉnh An Giang nằm ở phía Tây Nam Việt Nam, phía Tây Bắc giáp Campuchia với gần 100 km đường biên giới; Tây Nam giáp Kiên Giang, Đông Nam giáp Cần Thơ, Đông Bắc Giáp giáp Đồng Tháp. An Giang có diện tích 3.536 Km2, dân số trên 2,2 triệu người, gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Nét đặc biệt nhất của tỉnh An Giang là địa phương duy nhất có nhiều núi non nhất tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo thống kê, dãy Thất Sơn có 37 núi, đồi, theo quyển Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn : Thất Sơn là 7 điểm linh huyệt mang tính phong thủy trong dãy Thất Sơn, từ đó chọn ra 7 núi tiêu biểu để đặt tên tượng trưng cho 7 linh huyệt. Đó là Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) Núi Két (Anh Vũ Sơn), Núi Cấm (Thiên Cấm Sơn), Núi dài Nhỏ - Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn), Núi Dài (Ngọa Long Sơn), Núi Tượng (Liên Hoa Sơn), Núi Nước (Thủy Đài Sơn). Mỗi một ngọn núi, con suối nơi đây đều lưu dấu của truyền nhân, lưu giữ nhiều dấu tích của một thời khai hoang mở cõi, chống giặc ngoại xâm. Cho tới ngày nay, vùng đất này còn ẩn chứa biết bao điều huyền bí và nhiều nơi mà ngay cả người dân bản địa cũng chưa từng đặt chân đến.

Ký kết với Tập đoàn Sao Mai.
Lãnh đạo TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) ký kết với Tập đoàn Sao Mai  về chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch Bãi bồi phường Vĩnh Mỹ, quy mô hơn 31ha

Vùng Thất Sơn vẫn còn biết bao điều bí ẩn, có những nơi còn rất hoang sơ chưa có dấu chân người. Vùng Bảy núi còn có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa, Di chỉ văn hóa Óc Eo, nhiều kỳ hoa dị thảo, thảo dược quý hiếm và biết bao điều huyền bí chưa được khám phá. Một lần đến với Thất Sơn du khách sẽ không thể khám phá hết vùng đất này, đây là lý do vì sao du khách dù đến với An Giang nhiều lần nhưng vẫn còn luyến tiếc. Trong nhiều năm qua tỉnh An Giang mà đặc biệt là vùng Thất Sơn luôn dẫn đầu khu vực ĐBSCL về số lượng du khách. Từ năm 2013 đến nay mỗi năm có gần 6 triệu lượt du khách đến với tỉnh An Giang, đóng góp doanh thu cho tỉnh hàng ngàn tỷ đồng.

ký kết với Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Đông Á.

Lãnh đạo TP. Châu Đốc ký kết với CTCP Dịch vụ và Thương mại Đông Á về đầu tư dự án Khách sạn 4-5 sao và Trung tâm thương mại quy mô hơn 1.000 tỷ đồng tại TP.Châu Đốc

Ông Phạm Thế Triều, Phó giám đốc Sở Văn hóa -Thể thao - Du lịch tỉnh An Giang cho biết, nhằm phát huy đúng mức tiềm năng, thế mạnh của địa phương, An Giang vừa hoàn thành Dự thảo Quy hoạch Phát triển du lịch trên địa bàn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với mục tiêu thu hút từ 8 -10 triệu lượt du khách mỗi năm. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, tỉnh sẽ đẩy mạnh xúc tiến mời gọi đầu tư khai thác du lịch nhất là du lịch khám phá - tâm linh, du lịch mùa nước nổi.

Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đã đưa Khu du lịch Núi Sam vào danh sách 5 khu du lịch cần tập trung xây dựng để đạt tiêu chí cấp Quốc gia. Phát triển tuyến du lịch quốc gia và quốc tế dựa trên việc mở rộng các tuyến du lịch liên vùng gắn với TP. Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Cà Mau; tuyến hành lang ven biển phía Nam (Thái Lan - Campuchia - Rạch Giá - Cà Mau theo đường R10) và hệ thống cửa khẩu quốc tế đường bộ Hà Tiên (Kiên Giang), Tịnh Biên (An Giang), Dinh Bà, Thường Phước (Đồng Tháp) và Bình Hiệp (Long An); tuyến đường biển qua các cảng biển (Cần Thơ, Phú Quốc) và tuyến đường sông trên sông Tiền và sông Hậu kết nối với Phnompenh, Seam Reap (Campuchia). Tăng cường phát triển các tuyến du lịch đường không quốc tế trên cơ sở nâng cấp, mở rộng cảng hàng không quốc tế Cần Thơ và Phú Quốc.

Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang thẳng thắn nhìn nhận: tiềm năng du lịch của tỉnh rất lớn nhưng thời gian qua địa phương chưa phát huy được. Theo ông Bình 3 hạn chế lớn nhật của địa phương hiện nay là cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chính sách thu hút đầu tư chưa thật sự hấp dẫn, nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng.

“Trong buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh An Giang vào ngày 17/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh An Giang cần có kế hoạch phát triển du lịch, nhất là tuyên truyền, quảng bá các di tích lịch sử. Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian qua địa phương chưa phát huy hết tiềm năng về du lịch,  khách du lịch tuy đến đông nhưng thời gian lưu trú ít, mức đóng góp cho doanh thu du lịch còn thấp. Thủ tướng yêu cầu địa phương phải đột phá trong tư duy phát triển, phải có khát vọng vươn lên mạnh mẽ, khắc phục các hạn chế, bất cập để phát triển nhanh hơn trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thế mạnh là du lịch và kinh tế cửa khẩu, những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng sẽ là mục tiêu mà tỉnh sẽ nỗ lực thực hiện trong thời gian tới”, ông Bình cho biết.

Dịp này lãnh đạo tỉnh An Giang cũng đã chứng kiến lễ ký kết ghi nhớ giữa đại diện UBND TP.Châu Đốc và Tập đoàn Sao Mai về đầu tư dự án Khu du lịch Bãi bồi phường Vĩnh Mỹ, quy mô hơn 31 ha, vốn đầu tư dự kiến 435 tỷ đồng; ký kết giữa UBND TP.Châu Đốc với Công ty Cổ phần dịch vụ và Thương mại Đông Á về đầu tư dự án Khách sạn 4-5 sao và Trung tâm thương mại qui mô hơn 1.000 tỷ đồng tại TP.Châu Đốc.

An Giang đầu tư hơn 6,7 tỷ đồng để tu bổ, tôn tạo khu di tích Óc Eo
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Khu di tích Óc Eo. Dự án được thực hiện từ năm 2016 - 2020 với tổng mức vốn...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư