Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
GE cung cấp giải pháp giúp giảm phát thải tới 11% cho nhà máy nhiệt điện
Thanh Hương - 15/03/2017 10:10
 
GE vừa ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Tối ưu Hiệu quả năng lượng toàn cầu, nơi tập hợp những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực năng lượng của công ty nhằm ứng dụng các giải pháp tổng thể cho nhà máy điện dựa trên việc nâng cấp phần cứng và cải thiện mảng kỹ thuật số; từ đó nâng cao hiệu suất đồng thời giảm đáng kể khối lượng phát thải của những nhà máy nhiệt điện mới và hiện có trên thế giới.

Trung tâm Nghiên cứu của GE, với trụ sở chính đặt tại Baden (Thụy Sỹ), sẽ thiết kế những giải pháp tích hợp và theo dõi giám sát trên phạm vi toàn cầu. Các đơn vị ở các vùng sẽ tập trung vào kỹ thuật và triển khai thực hiện dự án tại khu vực địa phương.

Ông Phạm Hồng Sơn, Tổng giám đốc GE Việt Nam cho biết, việc kết hợp kinh nghiệm của các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực Power Services (dịch vụ sửa chữa nâng cấp  các nhà máy điện), Steam Power Systems (cung cấp thiết bị, xây dựng các dự án nhiệt điện mới), Global Research Center (trung tâm nghiên cứu toàn cầu) tới Global Growth Organization (tổ chức tăng trưởng toàn cầu); chúng tôi hi vọng sẽ hỗ trợ các nhà quản lý đạt được đồng thời cả hai mục tiêu: tuân thủ yêu cầu về phát thải, đồng thời tăng cường năng suất của những nhà máy nhiệt điện đang và sắp đưa vào hoạt động.

Việc ra mắt Trung tâm này gắn liền với một nghiên cứu gần đây của GE mang tên Ecomagination; nghiên cứu này chỉ ra rằng lượng khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện trên toàn thế giới có thể giảm tới 11% nếu các giải pháp về phần cứng và phần mềm được áp dụng triệt để. Cũng theo nghiên cứu này, nhiệt điện chiếm khoảng 40% sản lượng điện trên toàn thế giới, tuy nhiên cũng là nguyên nhân sinh ra tới 75% lượng phát thải CO2 do rất nhiều nhà máy nhiệt điện hiện nay đang ở trong tình trạng cũ kĩ và hoạt động không hiệu quả.

Ông Sơn cũng cho biết, việc thay thế hoàn toàn các thiết bị trong nhà máy nhiệt điện không thể tiến hành trong ngày một ngày hai; bởi vậy, trong khi tích cực thúc đẩy việc sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chúng ta vẫn cần giải quyết nhu cầu về các giải pháp nhiệt điện linh hoạt và hiệu quả nhằm giảm phát thải và cùng lúc đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng đáng tin cậy cho các công ty điện lực. Công nghệ quản lý phát thải và nâng cấp thiết bị cho các nhà máy nhiệt điện kết hợp với các giải pháp kỹ thuật số của GE có thể giúp tăng hiệu suất nhà máy thêm khoảng 4%.

Những nhà máy nhiệt điện mới nhất sử dụng công nghệ siêu tới hạn của GE có thể đạt hiệu suất tới 49% - cao hơn mức trung bình trên toàn cầu là 33%. Mỗi một phần trăm hiệu suất tăng lên sẽ giúp giảm chi phí vận hành trong suốt vòng đời của nhà máy, đồng thời giảm 2% lượng khí thải CO­­2­.

Các nhà máy nhiệt điện hiện đại cũng được ứng dụng một mạng lưới phức hợp các bộ cảm biến, bộ điều khiển kỹ thuật và các máy tính giám sát để vận hành và phối hợp với mỗi hệ thống phụ trợ của nhà máy. Năng lực kỹ thuật số cho các nhà máy nhiệt điện và hệ thống quản lý chất lượng phát thải của GE giúp giảm thiểu phát thải vào khí quyển hơn nữa nhằm đáp ứng, thậm chí vượt qua những quy chuẩn khắt khe nhất về môi trường trên thế giới.

Thêm vào đó, Trung tâm Nghiên cứu Tối ưu Năng lượng hiệu quả toàn cầu cũng cung cấp các giải pháp tài chính giúp khách hàng phát triển những dự án chuyển đổi nhằm giảm phát thải cacbon trong quá trình sản xuất điện.

Cùng với Trung tâm Nghiên cứu Tối ưu Năng lượng hiệu quả toàn cầu, các tổ chức quy mô khu vực cũng sẽ làm việc để đảm bảo đáp ứng tức thì nhu cầu của địa phương. Đội ngũ COE quy mô khu vực đầu tiên đã bắt đầu hoạt động tại Ấn Độ.

Ông Ashok Ganesan, Quản lý GE Power tại Ấn Độ, đồng thời là người đứng đầu của Trung tâm, chia sẻ, chúng tôi sẽ dành tập trung vào Ấn Độ trước tiên do dự báo bùng nổ nhu cầu năng lượng tại đây. Ở Ấn Độ, mặt bằng chung về hiệu suất của các nhà máy điện là tương đối thấp, đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện đã già cỗi. Đội ngũ khu vực của chúng tôi đang cho thấy tiềm năng của Trung tâm trong việc hỗ trợ các nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ vận hành hiệu quả và giảm phát thải.

Dự án đầu tiên thể hiện cam kết của Trung tâm đối với quốc gia này là dự án giữa GE và Công ty TNHH NTPC (công ty điện lực lớn nhất Ấn Độ) nhằm nâng cấp hiệu suất của 3 tuabin hơi Ansaldo 200 MW được lắp đặt hơn 30 năm trước tại Nhà máy nhiệt điện Ramagundam tại bang Telangana. GE sẽ giúp NTPC tăng hiệu suất mỗi tuabin này lên tới 14%, từ đó tăng công suất thêm xấp xỉ 30 MW đồng thời giảm phát thải CO2 xuống 5%.

Dự án này bao gồm gói giải pháp ESP - Enhanced Steam Path (Nâng cấp đường hơi) để giúp NTPC tăng năng suất và sản lượng điện. Đây cũng chính là giải pháp đầu tiên kết hợp giữa công nghệ nhiệt điện của GE và Alstom được giới thiệu tới khách hàng sau khi hai công ty sáp nhập.

Thủ tướng giao EVN làm chủ đầu tư 2 dự án nhiệt điện thay PVN và Inter RAO
Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo điều chỉnh một số dự án nhà máy nhiệt điện trong các Trung tâm Điện lực Quảng Trạch và Quỳnh Lập.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư