-
Novaland bác tin ông Bùi Thành Nhơn thôi chức Chủ tịch HĐQT -
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise -
Cảng Quốc tế Long An tham dự hội nghị Portech châu Á lần thứ 12 tại Malaysia -
Vietnam Airlines vào Top 25 hãng hàng không an toàn nhất thế giới -
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8%
Lừa đảo trong thương mại quốc tế ngày càng tinh vi. |
Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 11/2023 do Bộ Công thương tổ chức với chủ đề “Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế" tiếp tục cảnh báo những thủ đoạn, chiêu trò tinh vi trong thương mại quốc tế tới các doanh nghiệp xuất khẩu trng nước.
Số liệu đưa ra tại sự kiện cho thấy, năm 2022, các doanh nghiệp toàn cầu đã phải chịu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo với giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD.
"Tranh chấp và gian lận thương mại hiện đang là vấn đề tồn tại trong giao dịch thương mại quốc tế, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn phải tính đến, trong bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động, rủi ro", ông Hoàng Minh Chiến, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công thương lưu ý.
Không ít doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị "sập bẫy" gian lận thương mại, lừa đảo hoặc “vướng vấn đề về pháp lý” trong thời gian gần đây.
Dù có nhiều trải nghiệm xuất khẩu nhưng điểm yếu của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam hiện nay, theo ông Chiến, đa số là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, chưa dày kinh nghiệm phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp thương mại quốc tế.
Hơn nữa, rất nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của các nước nhập khẩu, có khi chưa hiểu biết nhiều các đối tác, hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp.
Bà Dương Phương Thảo, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại thị trường Italia cho hay: "Lừa đảo diễn ra nhiều hình thức, với cả xuất khẩu và nhập khẩu, Thương vụ đã hỗ trợ giải quyết nhiều vụ việc cho doanh nghiệp Việt Nam".
Hình thức lừa đảo phổ biến, gồm: Người mua phối hợp với đối tượng lừa đảo làm giả chứng từ chiếm đoạt giấy tờ gốc để chiếm đoạt hàng; doanh nghiệp Việt Nam mua hàng đã đặt cọc nhưng đối tác không giao hàng; đối tác Italia thông báo mở tài khoản ở ngân hàng uy tín nhưng không hoạt động; công ty đối tác Italia không giao hàng hoặc giao hàng không đạt tiêu chuẩn; hợp đồng ký cực kỳ sơ sài, đối tác Italia không tuân thủ điều khoản.
Ngoài ra còn thủ thuật lừa đảo khác là doanh nghiệp Italia nhập khẩu 1-2 lần đầu số lượng ít, thanh toán đầy đủ nhưng sau đó ký hợp đồng lớn hơn và chậm thanh toán, gây sức ép giảm giá.
Bà Thảo lưu ý, doanh nghiệp cần xác minh đối tác; soạn thảo hợp đồng chặt chẽ, cần có điều khoản giám định hàng hoá trước khi giao hàng; yêu cầu đặt cọc ít nhất 15-20% tuỳ vào mức rủi ro của cảng đến và cảng trung chuyển; cân nhắc sử dụng công ty tư vấn chuyên ngành để đảm bảo an toàn trong giao dịch.
Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha, ông Vũ Chiến Thắng cho biết: "3 năm qua Thương vụ đã trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xử lý 7 vụ việc lừa đảo, trong đó có 5 vụ việc liên quan tới xuất khẩu hạt điều, 1 vụ việc hồ tiêu đen, 1 vụ việc xuất khẩu gang đúc".
Tâm lý của doanh nghiệp Việt muốn bán ngay, nóng vội trong thương mại quốc tế dẫn tới đàm phán và đưa ra điều khoản không có lợi, bị hớ trong hợp đồng, cam kết lỏng lẻo trong hợp đồng mua bán từ phương thức thanh toán đến % đặt cọc… dẫn tới tranh chấp trong hợp đồng thương mại.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Canada, từ đầu năm 2023, Thương vụ ghi nhận số vụ lừa đảo nhỏ trên địa bàn sở tại tăng nhanh, bình quân 10 vụ/tháng. Trước tình trạng lừa đảo tăng nhanh, Thương vụ Việt Nam tại Canada đã làm việc với ngân hàng và chính quyền sở tại ngăn chặn tình trạng làm giả con dấu tuy nhiên biện pháp chặt chẽ hơn từ tỉnh bang, liên bang về hành vi làm giả con dấu vẫn chưa hiệu quả.
Để tránh bị lừa đảo trong thương mại quốc tế, bà Trần Thu Quỳnh, Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Canada đề nghị doanh nghiệp khi nhận được những đề nghị kỳ lạ cần xác minh rõ ràng.
Các doanh nghiệp, hiệp hội nên phối hợp với các Thương vụ để xác minh đối tác. Trước khi đi đến ký kết cần yêu cầu đối tác cung cấp các thông tin có bản sao công chứng của nước sở tại về tình trạng hoạt động của doanh nghiệp, người đại diện pháp luật, nghĩa vụ hoàn thành thuế, báo cáo tài chính…
Cần thảo luận kỹ các điều khoản trong hợp đồng như phương thức thanh toán cần có bảo lãnh của ngân hàng bên mua, cần nâng cao % đặt cọc (lên 35-40% giá trị lô hàng).
Ngoài ra, trước nhiều vụ gian lận thương mại liên quan nhiều đến môi giới, đại diện các cơ quan Thương vụ khuyến cáo doanh nghiệp khi ký hợp đồng với môi giới doanh nghiệp cần làm rõ trách nhiệm của bên môi giới trong việc thu hồi tiền hàng hoặc các điều khoản thanh toán tiền hoa hồng.
-
Dự án điện gió của T&T Group tại Lào xuất khẩu điện về Việt Nam cuối năm 2025 -
Hai ngân hàng lớn bảo lãnh trả nợ thuế 217 tỷ đồng cho Tập đoàn Hương Sen -
Tiêu thụ xăng dầu năm 2025 dự kiến tăng 8% -
Minh Long tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Công ty -
Tỷ phú, nhà sáng lập Vietjet gặp gỡ đối tác chiến lược tại Mar-a-Lago -
GELEX là một trong 50 doanh nghiệp xuất sắc Việt Nam 2024 -
Nhiều cơ hội cho doanh nghiệp ngành điện
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam