
-
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng
-
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng
-
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái
-
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
-
Agribank có tân Chủ tịch Hội đồng thành viên -
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
![]() |
. |
Vàng bắt đầu bước vào chu kỳ tăng giá từ năm 2019, nhưng đầu năm nay có sự khác thường. Trước đây, giá USD tăng thì giá vàng giảm, giá USD giảm thì giá vàng tăng, nhưng nay, khi giá USD tăng thì giá vàng tăng, khi giá USD giảm thì giá vàng giảm, làm xuất hiện nhu cầu nắm giữ tiền mặt hơn là trú ẩn vào vàng hoặc ngược lại là trú ẩn vào vàng hơn là nắm giữ tiền mặt.
Nếu trước đây, chỉ số chứng khoán giảm đồng thời giá vàng tăng, hay chỉ số chứng khoán tăng đồng thời giá vàng giảm, thì nay ngược lại. Nếu trước đây, giá dầu giảm đồng thời giá vàng giảm, hay giá dầu tăng đồng thời giá vàng tăng, thì nay có nhiều lúc ngược lại. Trước đây chu kỳ tăng/giảm của giá vàng thường kéo dài thì nay từ “đỉnh” xuống “đáy” chỉ có mấy ngày; gần đây đầu tuần tăng, cuối tuần giảm.
Điều đó làm cho vai trò của vàng theo quan niệm của nhiều chuyên gia đã có sự thay đổi. Nếu trước đây vàng chủ yếu là nơi “trú ẩn” (khi các kênh đầu tư có sự biến động lớn), thì nay vàng không chỉ là nơi “trú ẩn”, mà cũng là một kênh đầu tư khi có sự đầu cơ, đặc biệt là “lướt sóng”, “bắt đáy”…
Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới tính đổi theo tỷ giá VND/USD của ngân hàng đã được rút ngắn, không còn cao như trước. Chênh lệch giữa giá mua và giá bán của các cửa hàng vàng được giãn cách một cách khá lớn, làm cho những người mua/bán “lướt sóng” gần như không có lợi, trong khi lại tăng lợi nhuận, tính an toàn cho người kinh doanh vàng.
Giá vàng trong nước phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố: giá vàng thế giới (tính bằng USD), tỷ giá VND/USD và nhu cầu đối với vàng ở trong nước. Trong đó, giá vàng thế giới là nhóm yếu tố quan trọng tác động tới giá vàng trong nước, bởi nguồn sản xuất vàng ở trong nước không đáng kể, chủ yếu có từ nhập khẩu. Giá vàng thế giới bước vào chu kỳ tăng từ năm 2019; có lúc ở dưới mốc 1.600 USD/ounce, có lúc đã vượt qua mốc 1.750 USD/ounce, tăng/giảm giá mỗi lần khá cao, có lần lên đến hàng trăm USD/ounce.
Biến động thất thường của giá vàng khi thì do giá dầu sụt giảm mạnh, khi do giá USD giảm, khi thì do chỉ số trên các thị trường chứng khoán tăng/giảm. Sự mua vào, bán ra, “lướt sóng” hay tích trữ của một số ngân hàng trung ương hay tổ chức nắm giữ vàng trên thế giới cũng làm quan hệ cung - cầu trên thị trường vàng khi nghiêng về cung, lúc nghiêng về cầu…
Suy cho cùng, nguyên nhân trực tiếp là tác động của các yếu tố như đại dịch Covid-19 khiến nhiều nền kinh tế thực hiện cách ly/giãn cách xã hội, kéo theo tăng trưởng kinh tế thế giới bị sụt giảm, buộc nhiều nước phải thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ với mức độ còn lớn hơn cả khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu trăm năm mới xảy ra từ cuối năm 2008.
Bên cạnh đó, lãi suất cơ bản giảm liên tục xuống mức gần như bằng 0%. Các gói kích thích/kích cầu ở các nước lên tới hàng trăm, hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ USD làm cho một lượng tiền siêu khủng được đưa ra lưu thông, đẩy lạm phát lên cao, vượt qua mức định hướng của nhiều nước, kéo giá cả hàng hóa nói chung và giá vàng nói riêng lên cao.
Tỷ giá VND/USD tác động đến giá vàng tính bằng VND ở trong nước. Nếu giá vàng tính bằng USD trên thế giới tăng, VND/USD tăng, thì giá vàng trong nước tính bằng VND sẽ tăng kép. Do nhiều yếu tố, VND/USD mấy năm qua tăng thấp, có năm còn giảm, nên giá vàng trong nước đã ít bị tác động của VND/USD tăng.
Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố (lượng ngoại tệ vào Việt Nam; tỷ giá thương mại quý I/2020 mang dấu âm, có lợi cho nhập khẩu mà bất lợi cho xuất khẩu; tâm lý găm giữ ngoại tệ đã giảm trong mấy năm qua có thể có sức ép tăng trở lại…), giá vàng sẽ tăng trong dài hạn.
Dự đoán, giá vàng thế giới có thể đạt 2.000 USD/ounce, thì giá 1 lượng vàng tính bằng USD là 2.409,6 USD. Với tỷ giá giả định 24.025 đồng/USD, giá vàng nhập khẩu tính bằng VND là 58,3 triệu đồng/lượng. Nếu cộng thêm khoảng 1% chi phí nhập khẩu, thuế, phí và lợi nhuận kinh doanh, thì giá vàng trong nước sẽ là 58,9 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá trong nước, thế giới khoảng 600.000 đồng/lượng.

-
Quý I/2025: Nam A Bank thu về 1.214 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế -
Chuyên gia Hội đồng Vàng thế giới khuyến nghị khi giá vàng vượt 3.000 USD/ounce -
Mỹ áp thuế 46% với Việt Nam: Tỷ giá, tín dụng và lãi suất sẽ ra sao? -
Giá vàng nhảy múa áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng, tỷ giá vượt đỉnh -
Vàng tăng chóng mặt khi Mỹ công bố thuế đối ứng, giá SJC gần 103 triệu đồng/lượng -
Biên lãi ròng khó tăng, ngân hàng tăng thu ngoài lãi -
Ngân hàng dự báo lãi suất huy động tăng trở lại trong quý II/2025
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn