Dù chưa hết áp lực, song tỷ giá được kỳ vọng giảm dần về cuối năm nay, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thực hiện lộ trình cắt giảm lãi suất USD.
Đồng bạc xanh trên thế giới đã giảm giá hơn 10% tính từ đầu năm, nhưng trong nước, áp lực tỷ giá vẫn không giảm. Chênh lệch lãi suất giữa VND và USD chưa giảm và nhu cầu ngoại tệ trả nợ nước ngoài tăng cao là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.
Theo số liệu từ Cục Thống kê, Bộ Tài chính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2025 tăng 0,16% so với tháng trước, tăng 1,53% so với tháng 12/2024; tăng 3,24% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Pyon Young Hwan, Giám đốc phụ trách mảng giao dịch ngoại hối và phát sinh (Ngân hàng Shinhan Việt Nam) nhận định, nếu đàm phán thuế quan tiến triển và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng, thì USD sẽ có xu hướng suy yếu, từ đó tác động đến tỷ giá.
Chi phí tài chính tại nhiều doanh nghiệp nhập khẩu cùng các công ty có các khoản vay nợ bằng ngoại tệ tăng đáng kể khi nhiều cặp tỷ giá biến động trong những tháng đầu năm.
Sau khi giảm mạnh trong phiên đầu tuần, giá vàng miếng SJC đã bật tăng mạnh trở lại trong sáng nay, chung nhịp tăng với thị trường quốc tế khi giá vàng thế giới lên mức cao nhất trong hơn một tuần.
Mặc dù có điều chỉnh, song giá vàng vẫn ở mức trên 3.000 USD và dự báo còn tăng trước thương chiến toàn cầu căng thẳng do chính sách thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Kỳ vọng giá vàng tiếp tục tăng, nguồn cung khan hiếm trong khi giá vàng thế giới tăng vọt, nỗi lo lạm phát, lãi suất tiết kiệm thấp… là những nguyên nhân khiến giá vàng trong nước chạm mốc 100 triệu đồng/lượng và tăng mạnh hơn giá thế giới.
Với diễn biến của USD trên thế giới và tỷ giá trong nước, các chuyên gia cho rằng, USD sẽ là kênh đầu tư kém hấp dẫn nhất năm nay. Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khuyến nghị người dân không nên găm giữ ngoại tệ, mà “hãy mạnh dạn bán cho ngân hàng”.