
-
ĐHĐCĐ Saigonres: Lên kế hoạch lãi tham vọng 320 tỷ đồng trong năm 2025
-
“Ém” thông tin trái phiếu, BB Power Holdings bị phạt
-
Cổ phiếu nhà Vingroup kéo VN-Index tăng hơn 12 điểm, khối ngoại gom ròng 580 tỷ đồng
-
Chốt ngày chính thức vận hành hệ thống KRX vào 5/5/2025
-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung
![]() |
Doanh nghiệp cần chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với biến động tỷ giá. Ảnh: Đức Thanh |
Tỷ giá đứng im 3 tháng đầu năm
Tính đến cuối tuần qua, tỷ giá VND/USD bán ra trong nước chỉ tăng khoảng 0,6% so với đầu năm. So với diễn biến của USD trên thế giới (giảm 4,8% so với đầu năm), tỷ giá trong nước hạ nhiệt có phần chậm hơn. Tuy nhiên, với diễn biến lãi suất thời gian gần đây, việc ghìm tỷ giá đứng im 3 tháng đầu năm là sự nỗ lực lớn của nhà điều hành.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng, năm 2025, tỷ giá được hỗ trợ bởi cán cân thương mại thặng dư khoảng 20-25 tỷ USD, vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tăng khoảng 18%, kiều hối tăng trưởng ổn định... Theo đó, tỷ giá năm nay sẽ chỉ tăng khoảng 3%, thay vì mức gần 5% năm 2024.
“Năm ngoái, VND mất giá gần 5% chủ yếu do USD tăng mạnh trên thị trường quốc tế, song năm nay tình hình đã khác. Những rủi ro về chính sách thương mại, thuế quan khiến tiêu dùng Mỹ chậm lại, các chỉ số vĩ mô của Mỹ yếu đi… dẫn tới Chỉ số USD Index giảm. Thêm vào đó, năm nay, khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm 2 lần. Tỷ giá trong nước năm nay về cơ bản không chịu nhiều áp lực, cả năm chỉ tăng khoảng 3-4%”, TS. Lực nhận định.
Theo các chuyên gia phân tích, USD vẫn đang có xu hướng yếu đi do những bất ổn liên quan đến tăng trưởng của Trung Quốc và chính sách thuế quan của Mỹ. Bên cạnh đó, triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam và cam kết của Chính phủ về giữ ổn định tỷ giá cũng làm giảm tâm lý kỳ vọng với tỷ giá.
Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn khuyến nghị doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó với biến động tỷ giá. Theo ông Đinh Đức Quang, Giám đốc Khối Kinh doanh Tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam, doanh nghiệp nên xây dựng kế hoạch quản lý dòng tiền chặt chẽ, trong đó có việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá, lãi suất một cách hợp lý, để giảm tối đa chi phí đầu tư, kinh doanh.
Hỗ trợ thanh khoản, không để hạ lãi suất gây áp lực lên tỷ giá
Để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm nay, NHNN đang chỉ đạo ngành ngân hàng giảm lãi suất cho vay, đồng thời mở rộng tín dụng hơn so với năm ngoái. Thông thường, mỗi khi lãi suất giảm, tỷ giá sẽ chịu áp lực tăng lên. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tỷ giá vẫn ổn định, dù lãi suất liên tục đi xuống.
- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica

Dù vậy, năm nay, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam rất sáng sủa nhờ quyết tâm của Chính phủ, đặc biệt là tăng trưởng của khu vực xuất khẩu và khu vực đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó, NHNN cũng thể hiện quyết tâm giữ được tỷ giá ổn định. Do đó, tôi cho rằng, biến động tỷ giá năm nay sẽ không lớn bằng năm ngoái.

PGS-TS. Nguyễn Hữu Huân (Đại học Kinh tế TP.HCM) cho rằng, sở dĩ xảy ra tình trạng này là do NHNN đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thanh khoản trên thị trường mở, từ đó trung hòa áp lực với tỷ giá.
Thực tế, từ ngày 5/3 đến nay, NHNN đã ngừng hút tiền trên thị trường tín phiếu. Thay vào đó, NHNN chuyển sang bơm thanh khoản vào hệ thống nhiều hơn, kỳ hạn bơm tiền cũng dài hơn (lên tới 3 tháng), nhằm cung cấp nguồn vốn ổn định cho các ngân hàng thương mại. Điều này khiến lãi suất VND giảm, nhưng tỷ giá không gặp áp lực.
Một nguyên nhân nữa khiến tỷ giá không gặp áp lực là lãi suất liên ngân hàng vẫn được neo cao, bất chấp NHNN bơm ròng. Tính đến cuối tuần qua (ngày 14/3), lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn cho vay qua đêm ở mức 4,3%. Như vậy, lãi suất VND và USD đang xấp xỉ nhau, ngăn chặn tình trạng tổ chức tín dụng đầu cơ ngoại tệ.
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, sắp tới, NHNN sẽ có thêm giải pháp giúp nhóm Big 4 giảm chi phí, từ đó cắt giảm thêm lãi suất. Hiện nhóm này nắm giữ gần 50% thị phần huy động và cho vay, một khi nhóm Big 4 này giảm sâu lãi suất, thì mặt bằng lãi suất toàn thị trường sẽ giảm theo.
Đối với tỷ giá, Phó thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, năm nay, với nguồn lực hiện có (dự trữ ngoại hối hiện có và triển vọng lạc quan của xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, kiều hối), NHNN tin tưởng sẽ giữ được tỷ giá ổn định. Do đó, người dân không nên găm giữ, đầu cơ ngoại tệ. “Không cần giữ ngoại tệ trong nhà hay tài khoản, hãy mạnh dạn bán cho ngân hàng”, Phó thống đốc khuyến nghị.
Mặc dù tỷ giá đang được nhà điều hành cam kết và cũng được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, song các chuyên gia vẫn cảnh báo rủi ro xảy ra, nếu Việt Nam bị Mỹ coi là nơi trung chuyển hàng hóa của các nước và đánh thuế cao. Theo đó, Việt Nam nên thận trọng với chính sách tạm nhập, tái xuất, cũng như tích cực đa dạng hóa thị trường để tránh rủi ro về thuế quan.

-
ĐHĐCĐ Land Saigon: Doanh thu 172,36 tỷ đồng và sớm triển khai dự án Dragon Hill Premier -
Thị trường IPO tìm cơ hội trong thách thức -
Lợi nhuận PNJ giảm do giá vàng tăng mạnh quý đầu năm nhưng thiếu nguồn cung -
Kịch tính phiên 22/4: Sau khi giảm sâu, VN-Index hồi phục ngoạn mục về sát mốc 1.200 điểm -
Quỹ ETF nội quy mô hơn 9.800 tỷ đồng mua bán gì trong kỳ cơ cấu quý II? -
Tự doanh giảm mạnh, SHS đang nắm những mã cổ phiếu nào? -
Lãi quý đầu năm 2025 của Nam Tân Uyên tăng 5,8% lên 69 tỷ đồng
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)