
-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận
-
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng
-
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng -
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý
Sóng gió
Sau diễn biến tương đối ổn định trong 2 tháng đầu năm, tỷ giá VND/USD ghi nhận biến động mạnh từ tháng 3/2025, bất chấp xu hướng đi lùi về mức thấp nhất ba năm của Chỉ số US Dollar Index (DXY). Đến cuối tuần qua (ngày 9/5), tỷ giá niêm yết tại Vietcombank ở mức 25.790 VND/USD (mua chuyển khoản) và 26.150 VND/USD (bán ra), tăng 2,34% so với thời điểm đầu năm.
So với thời điểm cuối tháng 4 vừa qua, khi tỷ giá bán ra tại các ngân hàng neo cao ở mức 26.200 VND/USD, còn giá USD trên thị trường phi chính thức vượt mốc 26.500 VND/USD, thì diễn biến của tỷ giá đã phần nào “hạ nhiệt”. Dù vậy, đây vẫn là mức mất giá khá cao.
Không riêng với USD, nhiều cặp tỷ giá khác cũng ghi nhận biến động mạnh trong quý I và tháng 4 vừa qua. Euro và yên Nhật (JPY) đều lên giá mạnh, khi cần tới 30.025 đồng để đổi một euro và 183,65 đồng đổi một JPY, theo cập nhật đến cuối ngày 9/5. So với thời điểm đầu năm, tỷ giá VND/EUR và VND/JPY đều tăng hơn 10%.
Trong bối cảnh dự trữ ngoại hối đã về rất thấp, chỉ khoảng 2,4 tháng nhập khẩu, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ khó có thể can thiệp mạnh vào việc ổn định tỷ giá. Theo Trung tâm Phân tích Công ty Chứng khoán SHS, biến động tỷ giá thời gian qua thể hiện rõ vai trò “neo mềm” của NHNN, khi có sự can thiệp khi cần thiết, nhưng vẫn để thị trường tự điều chỉnh.
Cùng với đó, thị trường thời gian qua ghi nhận cầu ngoại tệ từ Kho bạc Nhà nước và doanh nghiệp nhập khẩu đang lấn át nguồn cung, bất chấp thanh khoản hệ thống VND dư thừa. Điểm tắc nghẽn nhất, theo chuyên gia SHS, là thị trường đang trong trạng thái không chắc chắn, khi các dòng tiền dè chừng trước rủi ro thuế quan.
Dù vậy, Trung tâm Phân tích SHS dự báo, diễn biến VND/USD đã chuyển từ trạng thái áp lực sang ổn định khi dòng tiền nội địa trở nên dư thừa và sức mạnh của USD, thể hiện qua Chỉ số DXY, vẫn đang ở vùng thấp.
Cùng quan điểm, trong báo cáo chiến lược tháng 5, các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán SSI cũng kỳ vọng, với những diễn biến hiện tại của Chỉ số DXY và lãi suất USD trên thị trường thế giới, áp lực với đồng nội tệ của Việt Nam sẽ không còn quá cao, ngay cả trong bối cảnh chiến tranh thương mại.
Thêm gánh nặng chi phí tài chính
Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Guotai Junan, trong giai đoạn lịch sử 10 năm 2012-2022, tỷ giá trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,8-2%. Tuy vậy, với các biến động thị trường tài chính trong nước và quốc tế, hay động thái của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và nhiều ngân hàng trung ương nhằm kiềm chế lạm phát năm 2022..., tỷ giá tại Việt Nam có xu hướng biến động mạnh hơn, với mức tăng khoảng 4-5% vài năm gần đây.
Biến động trên thị trường ngoại hối ở nhiều cặp tỷ giá cũng vì thế đã trở thành yếu tố thường xuyên tác động lên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt đối với nhóm doanh nghiệp dựa nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu, cùng các công ty có các khoản vay nợ bằng ngoại tệ.
Với việc đồng nội tệ giảm giá so với nhiều ngoại tệ quan trọng, lợi nhuận quý đầu năm của nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng rõ rệt. Tỷ giá tăng khiến các doanh nghiệp nhập khẩu tăng thêm chi phí khi nhập khẩu nguyên vật liệu.
Như với Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ), tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, đánh giá về tác động của chính sách thuế quan của Mỹ, lãnh đạo công ty này nhận định, sẽ chưa có những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, nhưng có thể đối mặt rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái. Nguyên nhân là giá nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là khí, được xác định dựa trên cơ sở quy đổi theo tỷ giá VND/USD.
Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PV Oil) quý đầu năm chịu “thiệt hại” kép, vừa do giá dầu đi xuống, vừa bởi tác động tiêu cực của tỷ giá, do lãi chênh lệch tỷ giá giảm 90%, trong khi tăng lỗ chênh lệch tỷ giá. Dù doanh thu thuần vẫn tăng trưởng 11%, cùng nỗ lực tiết giảm chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, nhưng lợi nhuận sau thuế của PV Oil vẫn giảm 89% so với cùng kỳ.
Hoạt động tài chính của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cũng ghi nhận kết quả tiêu cực, trái ngược với cùng kỳ năm trước, do diễn biến của JPY. JPY tăng giá 5,2% so với VND trong quý đầu năm khiến ACV lỗ tỷ giá ròng gần 250 tỷ đồng. Tuy vậy, hoạt động kinh doanh lõi khởi sắc đã kéo lợi nhuận sau thuế quý I/2025 tăng trưởng 6,8%, lên mức 2.713 tỷ đồng.

-
Vàng miếng SJC "bốc hơi" 4,5 triệu đồng/lượng tuần qua, tỷ giá hạ nhiệt
-
Khoảng trống pháp lý cho mô hình tập đoàn ngân hàng; Trái phiếu phát hành chủ yếu để đảo nợ
-
VDB sẽ rót trên 35.500 tỷ đồng cho loạt nhà đầu tư tại Ninh Thuận
-
Dùng vàng để thanh toán bị phạt 10-20 triệu đồng, kinh doanh vàng miếng không phép phạt 300-400 triệu đồng
-
Biến động tỷ giá kéo lùi lợi nhuận doanh nghiệp -
Thuê, cho thuê, mua bán, mở hộ thẻ ngân hàng có thể bị phạt tới 200 triệu đồng -
Dự báo triển vọng cổ phiếu “vua” nửa cuối năm 2025 -
Vàng quốc tế về sát 3.000 USD/ounce, giá vàng SJC đắt hơn thế giới gần 20 triệu đồng/lượng -
Mô hình tập đoàn tài chính của nhiều ngân hàng thương mại: Vũ khí cạnh tranh, còn trống pháp lý -
FiinRatings xếp hạng A cho Home Credit Việt Nam với triển vọng ổn định -
73% trái phiếu phi tài chính phát hành trong tháng 4 nhằm mục đích đảo nợ
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới