
-
Tổng Bí thư: Mở rộng quyền nhập khẩu vàng có kiểm soát để tăng cung vàng
-
Giả mạo văn bản của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) để lừa đảo
-
MB muốn huy động 30.000 tỷ đồng từ trái phiếu phục vụ mục tiêu kinh doanh
-
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn: Xử lý tài sản đảm bảo cần công bằng, hạn chế tranh chấp
-
Làn sóng thay đổi “ghế nóng” ngân hàng -
Giá vàng thế giới giảm sâu chiều 27/5, về quanh ngưỡng 3.300 USD/ounce
Đó là nhận định của ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam.
![]() |
Ông Huỳnh Trung Khánh, Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam. |
Giá vàng trong nước đang cao hơn thế giới ở mức kỷ lục. Theo ông, điều này bắt nguồn từ lý do gì?
Giá vàng trong nước cao hơn thế giới do bất cân xứng cung - cầu trong nước. Nhu cầu vàng trong nước tăng mạnh những tháng đầu năm 2021, nhất là trong ngày vía Thần Tài, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng đã bán ra với số lượng lớn..
Trong khi đó, nguồn cung vàng trong nước tiếp tục được kiểm soát. Đáng chú ý là, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam kiểm soát nghiêm ngặt đường biên, hạn chế vàng lậu chảy mạnh vào thị trường nội địa, khiến cung vàng trong nước càng khan hiếm hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nguồn vàng lậu vào Việt Nam không còn, nhất là khi giá vàng trong nước đang cao hơn giá thế giới đến 8 triệu đồng/lượng, thì việc nhập lậu vàng là khó tránh.
Điều này sẽ tác động ra sao đến tỷ giá, nhất là khi mức chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế quá lớn, thưa ông?
Chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế quá lớn đã khiến tỷ giá trên thị trường tự do tăng mạnh lên 23.900 - 24.000 VND/USD trong thời gian gần đây. Lý do là cầu ngoại tệ tăng mạnh, phục vụ mục đích nhập lậu vàng để kiếm chênh lệch. Trong khi đó, nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng nữ trang trong nước chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép hoạt động trở lại.
Theo tôi, Việt Nam đang xuất siêu, nên việc nhập khẩu vàng nguyên liệu sẽ không ảnh hưởng đến tỷ giá. Ngược lại, nếu không cho nhập vàng chính ngạch, sẽ khó tránh tình trạng nhập vàng lậu và điều đó sẽ tác động lên tỷ giá “chợ đen” và gây “chảy máu” ngoại tệ.
Vậy theo ông, cần có giải pháp gì để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới?
Để rút bớt khoảng cách chênh lệch giữa vàng quốc tế và trong nước, theo tôi, cần cho phép nhập khẩu vàng nguyên liệu, qua đó, cũng có thể hạn chế được việc nhập lậu vàng.
Đề xuất tiếp theo của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam là cần sửa đổi Nghị định số 24/2011/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định này đã ra đời cách đây 10 năm. Hiện nay, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với các nước trên thế giới, nên các quy định tại Nghị định số 24/2011/NĐ-CP cần được sửa đổi để phù hợp với việc quản lý, điều hành thị trường vàng trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cần thành lập sàn giao dịch vàng. Hiện nay, các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản đều có sàn giao dịch; các nước lân cận cũng đã có sàn giao dịch vàng. Việc thành lập sàn giao dịch vàng dưới sự quản lý và điều hành của Ngân hàng Nhà nước là cần thiết và Ngân hàng Nhà nước có đủ năng lực để làm việc này.
Nếu không có sàn giao dịch vàng, sẽ khó huy động được nguồn vàng trong dân. Các nhà đầu tư và người dân mua vàng cũng thiệt hại, khi giá vàng trong nước cao hơn thế giới đến 7 - 8 triệu đồng/lượng, trong khi đó, những đối tượng buôn lậu vàng được hưởng lợi.
Giá vàng thế giới đang giảm. Theo dự báo của ông, liệu giá vàng có lấy lại mốc 2.000 USD/ounce trong năm nay?
Giá vàng giảm trong thời gian gần đây do lợi suất trái phiếu Mỹ tăng, USD hồi phục do chính sách của Mỹ chuẩn bị thông qua 1.900 tỷ USD để hồi phục kinh tế. Cùng với việc bơm tiền của Mỹ, các ngân hàng trung ương châu Âu cũng sẽ đưa một lượng tiền lớn ra thị trường. Điều này sẽ khiến lạm phát tăng mạnh trong thời gian tới.
Vàng luôn được xem là tài sản trú ẩn khi lạm phát tăng. Vả lại, nền kinh tế thế giới cũng sẽ mất một thời gian dài mới có thể hồi phục do tác động của đại dịch Covid-19, kể cả khi đã có vắc-xin, cũng phải có thời gian mới lan tỏa, phục hồi được.
Do đó, giá vàng vẫn còn nhiều yếu tố hỗ trợ, cho dù trước mắt đang có sự điều chỉnh giảm. Sẽ không khó để lấy lại ngưỡng 2.000 USD/ounce trong năm nay, nhưng có thể, mặt hàng kim quý này khó tăng mạnh như năm 2020.

-
TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn: Xử lý tài sản đảm bảo cần công bằng, hạn chế tranh chấp -
Làn sóng thay đổi “ghế nóng” ngân hàng -
Giá vàng thế giới giảm sâu chiều 27/5, về quanh ngưỡng 3.300 USD/ounce -
Bùng nổ trải nghiệm số cùng Agribank: “Săn - Tặng vé Superfest 2025” miễn phí, ưu đãi cực khủng -
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Chuyển đổi số là tất yếu để phát triển bền vững, hội nhập quốc tế -
Trái phiếu chưa ấm lại, bất động sản vẫn trông vào vốn tín dụng -
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trước biến động: Cơ hội và giá trị của bạn đồng hành
-
Khu đô thị sân bay tích hợp 3 lợi thế hàng không - thương mại - giáo dục
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bán lẻ
-
SPX Express và Frasers Property Vietnam ký thỏa thuận hợp tác phát triển trung tâm phân loại hàng hóa tự động
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Chứng khoán
-
SeABank thông báo mời thầu