Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Cẩn trọng khi giá vàng trong nước đang quá đắt so với thế giới
Thùy Vinh - 08/02/2021 12:06
 
Giá vàng thế giới phiên ngày 8/2 lấy lại mốc 1.815-1.816 USD/ounce khi USD và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng. Vàng SJC gần chạm mốc 57 triệu đồng/lượng, song vẫn cao hơn giá thế giới đến 6,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng giao tháng 4/2021 cũng được ghi nhận ở mức trên 1.815 USD/ounce. Sở dĩ, giá vàng tiếp tục phục hồi sau khi mất mốc 1.800 USD/ounce cuối tuần trước là do đồng đôla Mỹ và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng. 

Cụ thể, giá vàng đã giảm 2,4%, mức giảm lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 8/1/2021, trong khi USD đã có tuần tốt nhất trong 3 tháng và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ cũng tăng.

Chỉ số USD Index - thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác, đạt 90,968 điểm sáng nay.  

Thế nhưng, giới phân tích lĩnh vực vàng cho rằng, việc vàng mất mốc hỗ trợ 1.800 USD/ounce vừa qua chủ yếu do áp lực chốt lời.

Còn thực tế, lực đẩy đối với vàng còn rất lớn, nhất là khi đề xuất trị giá 1.900 tỷ USD của chính quyền ông Biden đang được chuyển tới Quốc hội Mỹ.

Trên thực tế, vàng đã được hỗ trợ mạnh trong thời gian qua khi diễn biến dịch Covid-19 ở Mỹ giá tăng và nhất là các gói kích thích kinh tế đưa ra đã có tác động mạnh lên giá mặt hàng kim quý vàng.

Sau mức cao kỷ lục xác lập hồi tháng 8/2020, đạt gần 2.090 USD, giá vàng chỉ lên được tới 1.973 USD từ chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày 3/11/2020.

Gần đây, vàng bước vào xu hướng giảm giá sau khi cuộc đàm phán về giá trị gói kích thích bắt đầu ngay cả trước khi biện pháp kích thích đầu tiên của chính quyền ông Biden có thể được ban hành.

Đối với thị trường vàng trong nước, giá vàng miếng SJC niêm yết trong sáng ngày 8/2 tăng thêm 50.000 đồng/lượng, ở mức giá 56,4 - 56,95 triệu đồng/lượng (mua-bán). Tập đoàn Doji niêm yết 56,45 - 56,95 triệu đồng/lượng (mua-bán).

Tuy nhiên, điều đáng nói là khoảng cách chênh lệch giữa giá trong và ngoài nước tiếp tục tăng lên gần 6,5 triệu đồng/lượng. Mức cao nhất từ trước đến nay. 

Chính điều này khiến người mua vàng nhỏ, lẻ và kể cả các nhà đầu tư trong nước thua thiệt, rủi ro vì thực tế không lời kể cả khi mua vàng ở vùng giá thấp.

Cố vấn cấp cao Hội đồng vàng thế giới tại Singapore, Indonesia và Việt Nam cho rằng, do thị trường vàng trong nước không được liên thông với thế giới nên giá vàng trong nước thường cao hơn quốc tế từ trong thời gian dài vừa qua.

Vì thế, những người mua vàng trong nước khó có thể kiếm được lợi nhuận cao, vì cả khi giá vàng quốc tế đang ở mức thấp thì giá vàng bán ra trong nước cao hơn rất nhiều.

Ngày 8/2, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố tỷ giá trung tâm ở mức 23.149 đồng/USD, giảm 5 đồng so với mức niêm yết của ngày 7/2.

Với biên độ 3% được quy định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là trong khoảng 22.455 - 23.843 đồng/USD. Còn tỷ giá bán tham khảo tại Sở Giao dịch NHNN sáng nay giảm 6 đồng, xuống mức 23.793 đồng/USD.

Vàng trong nước cao hơn thế giới gần 6 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế giảm nhẹ trong phiên giao dịch sáng 4/2, đứng ở mức 1.834 - 1.835 USD/ounce theo Kitco.com, USD giảm nhẹ. Tuy nhiên, vàng SJC trong nước...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư