
-
Nhận diện 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
-
Khai trương Trung tâm báo chí phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
-
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một"
-
Quyết liệt vì mục tiêu tăng trưởng
-
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản
![]() |
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí |
Tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước 64.014 tỷ đồng
Trong Phiên họp thứ 44, sáng qua (24/4), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét báo cáo của Chính phủ về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024.
Báo cáo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng khái quát, năm 2024, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực trên các lĩnh vực. Kết quả đó đã góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra), tạo nền tảng, tạo đà, khí thế mới, tâm thế mới, tạo hy vọng, tạo động lực mạnh mẽ để đất nước bước vào năm 2025.
Nêu kết quả trên một số lĩnh vực cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, công tác điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2024 được thực hiện chủ động, chặt chẽ theo dự toán, đảm bảo triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, cắt giảm những nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai. Tổng số tiết kiệm kinh phí, vốn nhà nước năm 2024, theo báo cáo của bộ, ngành, địa phương, là 64.014 tỷ đồng.
Nợ công/GDP đến cuối năm 2024 ước thực hiện 34,7%, nợ chính phủ/GDP ước thực hiện 32,2%, nợ nước ngoài của quốc gia/GDP ước thực hiện 31,8%, trong phạm vi Quốc hội cho phép.
Trong quản lý đầu tư xây dựng, đầu tư công, kết quả được Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đề cập là, đến hết ngày 31/12/2024, tổng vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông - vận tải là 70.743,08 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 72,9% kế hoạch được giao năm 2024 (96.991,66 tỷ đồng).
“Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công đã góp phần khởi công mới, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia để hoàn thành các dự án này, đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, còn 30/46 bộ, cơ quan trung ương và 26/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng báo cáo.
Xác định năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Chính phủ xác định, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý, sử dụng tài chính, ngân sách, điều hành chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Đồng thời, đẩy mạnh phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tập trung rà soát, kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, dự án chưa thật sự cần thiết, cấp bách, ưu tiên vốn cho các dự án trọng điểm, cấp bách, tạo động lực cho phát triển nhanh và bền vững. Thu hồi triệt để các dự án treo và đẩy nhanh việc thu hồi các tài sản, đất đai nhà nước bị thất thoát, vi phạm theo các kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, cũng là giải pháp được Chính phủ xác định.
Cần giải pháp đột phá
Thẩm tra sơ bộ, Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội khẳng định, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Chính phủ xác định, công tác phòng, chống lãng phí là nhiệm vụ cấp bách, ưu tiên, ban hành nhiều văn bản để thực hiện kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Chính phủ cũng đã tập trung chỉ đạo rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết các điểm nghẽn gây lãng phí nguồn lực của nền kinh tế.
Cũng trong phiên họp sáng qua của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Mục đích ban hành quy định này, theo tờ trình của Chính phủ, là thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, trong đó có các chủ trương mới, liên quan trực tiếp tới phân bổ chi thường xuyên ngân sách nhà nước, như việc sắp xếp tổ chức bộ máy, miễn học phí, đảm bảo trật tự, an ninh, quốc phòng, ưu tiên các lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giáo dục - đào tạo…
Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban thẩm tra Lê Quang Mạnh nêu rõ, chính sách tài khóa, tiền tệ năm 2024 được điều hành chủ động, linh hoạt. Nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quán triệt và thực hiện tốt từ khâu lập dự toán đến phân bổ, quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước. Công tác điều hành chi ngân sách nhà nước cơ bản chặt chẽ, hiệu quả, thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên và các khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Bên cạnh những kết quả đạt được quan trọng trên nhiều lĩnh vực, Thường trực cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra một số hạn chế, như công tác dự báo kết quả thu ngân sách nhà nước năm 2024 phục vụ việc lập dự toán năm 2025 và nhiều năm gần đây chưa thực sự sát thực tiễn, có sự chênh lệch khá lớn giữa số đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ tám và dự toán.
Tình hình nợ đọng thuế cao, có xu hướng tăng so với năm 2023. Tình trạng giải ngân chậm chưa được khắc phục triệt để; chi chuyển nguồn còn lớn, chậm được khắc phục, gây lãng phí và giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn.
“Việc rà soát, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tạo lập cơ chế phù hợp để doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả chậm được hoàn thiện. Tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp chưa chuyển biến tích cực. Công tác sắp xếp đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp còn nhiều tồn tại, hạn chế, khó khăn, trong khi các doanh nghiệp này đang quản lý diện tích rừng lớn, hoạt động không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước”, ông Mạnh đề cập.
Với năm 2025, Thường trực cơ quan thẩm tra nêu một số kiến nghị về nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có tiếp tục rà soát, khẩn trương hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí, xác định rõ vướng mắc, bất cập, đề xuất phương án xử lý đảm bảo hiệu quả. Sớm tổng kết, sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Ông Mạnh cũng đề nghị đẩy mạnh công tác sắp xếp lại cơ sở nhà, đất, rà soát, chuyển giao các cơ sở nhà, đất kém hiệu quả do các cơ quan trung ương quản lý về cho địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; quản lý chặt chẽ. Có phương án xử lý tình trạng để hoang hóa, lãng phí nhà ở công vụ, công trình phúc lợi công cộng; có kế hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng hiệu quả trụ sở làm việc sau tinh gọn tổ chức bộ máy để bố trí cho các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở khám, chữa bệnh, trạm y tế xã, phường tại một số địa phương, hoặc có phương án khai thác, sử dụng hiệu quả, kịp thời.
Cùng với đó, Thường trực cơ quan thẩm tra nhấn mạnh việc đẩy mạnh xử lý tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng, để hoang hóa, đất của các nông lâm trường, các dự án bị dừng thực hiện sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
Tham gia thảo luận, các ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều có chung nhận xét rằng, kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tích cực nhiều hơn hạn chế. Tuy nhiên, báo cáo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ chín tới đây cần đánh giá toàn diện, sâu sắc hơn các hạn chế, khuyết điểm, từ đó đề ra các giải pháp đột phá hơn cho năm 2025.
Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để tháo gỡ, trong đó lưu ý gỡ vướng về cơ chế chính sách, đưa dự án đi vào hoạt động. Bên cạnh đó, cần rà soát các tài sản công sử dụng không hiệu quả, tiến hành đấu giá, đấu thầu lấy tiền làm các công trình công cộng.
Báo cáo thêm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết, sẽ tiếp thu đầy đủ các ý kiến xác đáng của cơ quan thẩm tra và các ý kiến tham gia thảo luận, làm nổi bật hơn những kết quả, đặc biệt là kết quả tháo gỡ khó khăn các dự án tồn đọng. Đây là nguồn lực rất lớn hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế. “Báo cáo trình Quốc hội cũng sẽ làm rõ hơn những hạn chế, khuyết điểm và đề ra giải pháp thiết thực hơn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp thu các ý kiến.
Kết thúc phiên thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đánh giá, năm 2024 công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng, tích cực, các hạn chế của các năm trước đã dần được khắc phục.
“Báo cáo cần cụ thể hóa hơn về giải pháp, chống lãng phí gắn liền với phòng, chống tham nhũng, khẩn trương xử lý tình trạng lãng phí tài nguyên đất đai của các dự án chậm đưa vào sử dụng”, ông Hải đề nghị.

-
Giải phóng nguồn lực từ các dự án tồn đọng, chống lãng phí -
Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới Việt Nam - Nhật Bản -
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi -
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp -
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp -
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng -
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô