Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Giảm thuế tự vệ mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 25/3
Thế Hải - 20/03/2017 09:16
 
Mặt hàng bột ngọt (còn gọi là mì chính, có mã HS 2922.42.20) nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được giảm mức thuế tự vệ từ 4.390.999 đồng/tấn xuống còn 3.951.899 đồng/tấn kể từ ngày 25/3/2017 tới đây.

Theo tin từ Bộ Công thương, từ ngày 25/3/2017, mặt hàng bột ngọt (còn gọi là mì chính, có mã HS 2922.42.20) nhập khẩu vào Việt Nam sẽ được giảm mức thuế tự vệ từ 4.390.999 đồng/tấn xuống còn 3.951.899 đồng/tấn.

Đây là nội dung chính của Quyết định 920/QĐ-BCT do Bộ Công thương vừa ban hành về việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với mặt hàng bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam.

Như vậy, mức thuế tự vệ đối với bột ngọt là 4.390.999 đồng/tấn sẽ kết thúc vào ngày 24 tháng 3 năm 2017.

Cùng với quyết định mới này, mức thuế tự vệ đối với bột ngọt trong giai đoạn từ ngày 25/3/2017 đến hết ngày 24/3/2018 là 3.951.899 đồng/tấn.

Theo quyết định của Bộ Công thương, , mức thuế tự vệ đối với bột ngọt trong giai đoạn từ ngày 25/3/2017 đến hết ngày 24/3/2018 là 3.951.899 đồng/tấn.
Theo quyết định của Bộ Công thương, mức thuế tự vệ đối với bột ngọt trong giai đoạn từ ngày 25/3/2017 đến hết ngày 24/3/2018 là 3.951.899 đồng/tấn.

Theo quy định tại điều 7.4 về thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thời gian biểu cho việc nới lỏng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu sẽ được thực hiện trong vòng 4 năm với mức thuế tuyệt đối áp dụng giảm 10% qua mỗi năm .

Giai đoạn từ 25/3/2018 đến 24/3/2019, mức thuế tự vệ với bột ngọt sẽ là 3.556.710 đồng/tấn. Từ 25/3/2019 đến 24/3/2020 là 3.201.039 đồng/tấn.

Từ ngày 25/3/2020 trở đi, nếu Bộ Công thương không gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ, mức thuế sẽ là 0 đồng.

Tháng 3/2016, Bộ Công thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm bột ngọt nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế tuyệt đối 4.390.999 đồng/tấn.

Trong quyết định áp thuế, bộ Công thương khẳng định, việc áp thuế nói trên  nhằm  tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước khắc phục được thiệt hại nghiêm trọng do sự gia tăng đột biến của hàng hoá nhập khẩu gây ra.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương), các biện pháp tự vệ không được áp dụng đối với hàng hoá có xuất xứ từ các nước kém phát triển nếu số lượng hàng hoá nhập khẩu của nước đó vào Việt Nam không vượt quá 3% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra, và tổng lượng hàng hoá nhập khẩu các nước đó vào Việt Nam dưới 9% tổng lượng hàng hoá nhập khẩu bị điều tra để áp dụng biện pháp tự vệ.

Trước đó, vào tháng 6/2015, Công ty CP hữu hạn Vedan Việt Nam đứng đơn đề nghị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với bột ngọt nhập khẩu.

Vedan cho rằng sản phẩm bột nước đang bị bột ngọt nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đe dọa nghiêm trọng, trong đó lượng nhập khẩu bột ngọt từ Trung Quốc chiếm đến 76% trong tổng lượng nhập khẩu của năm 2014, bỏ rất xa tỉ lệ 13% từ Thái Lan và 11% từ Ấn Độ.

Tổng thị phần bột ngọt sản xuất trong nước cũng giảm từ 91% (năm 2012) xuống còn 69% (năm 2014), trong khi thị phần của hàng hóa nhập khẩu tăng từ 9% (năm 2012) lên đến 31% (năm 2014).

Chính thức áp thuế tự vệ 4 năm đối với phôi thép và thép dài
Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với phôi thép và thép dài. Mức thuế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư