Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Giao lưu trực tuyến: Mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả
P.V - 14/10/2021 06:59
 
Sáng 14/10, các vị khách mời có mặt Tòa soạn Báo Đầu tư để tham gia Chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả”.
TIN LIÊN QUAN

Du lịch là một trong những ngành gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch Covid-19. Từ một ngành đóng góp trực tiếp 9,2% GDP và đóng góp gián tiếp, lan tỏa khoảng 18% vào tổng GDP (số liệu năm 2019), đón hàng trăm triệu lượt du khách trong nước và quốc tế, trong năm 2020 và phần lớn năm 2021, với các đợt giãn cách, sự đình trệ về giao thông, đi lại, ngành du lịch và doanh nghiệp du lịch lâm vào khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử.

Dù vậy, các doanh nghiệp du lịch vẫn đang nỗ lực để tồn tại và chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để vươn lên khi điều kiện cho phép. Thời điểm này, sau hơn 5 tháng hoành hành, làn sóng Covid-19 thứ 4 tại Việt Nam đang từng bước được kiểm soát. Chính phủ và các địa phương đang nỗ lực xây dựng các giải pháp để vừa đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch, vừa đưa hoạt động sản xuất kinh doanh thích nghi với điều kiện bình thường mới.

Nhiều tỉnh, thành phố tiếp tục kiểm soát tốt tình hình, các điểm nóng như tại TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội… đang có những chuyển biến tích cực trong kết quả phòng chống dịch. Độ phủ vaccine ngừa Covid-19 đã và đang được mở rộng, là một trong những cơ sở, điều kiện để các địa phương bắt đầu thực hiện mở cửa trở lại và từng bước phục hồi các hoạt động sản xuất kinh doanh. Các địa phương như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… đã lần lượt thiết lập điều kiện “Thẻ xanh, Thẻ vàng Covid” chuẩn bị cho sự trở lại này.

Chính phủ đã cho phép một số địa phương như Quảng Ninh, Phú Quốc (Kiên Giang) được thí điểm đón khách có hộ chiếu vaccine. Những chuyến bay đầu tiên thí điểm giải pháp hộ chiếu vaccine đón du khách quốc tế đã được triển khai. Đây là những thực tiễn điển hình cho nỗ lực mở cửa trở lại thị trường và hoạt động du lịch, hàng không và các ngành dịch vụ liên quan.

Mới đây nhất, ngày 12/10, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết hướng dẫn tạm thời thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, với 4 cấp độ dịch bệnh, tương ứng với các hoạt động kinh tế - xã hội được phép triển khai.

Hôm qua, 13/10, Thành phố Hà Nội ban hành Công điện số 21/CĐ-UBND về việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn Thành phố trong tình hình mới. Theo đó, riêng lĩnh vực du lịch, các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú được hoạt động trở lại không quá 50% công suất, đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh lưu trú và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định và hướng dẫn của ngành Du lịch.

Đó là những tín hiệu khả quan, tích cực cho việc trở lại của ngành "kinh tế xanh" sắp tới.

Vấn đề được đặt ra là cần làm gì để mở cửa ngành du lịch an toàn, hợp lý, hiệu quả? Đâu là những nút thắt chính sách cần được cơ quan quản lý tháo gỡ? doanh nghiệp du lịch cần chuẩn bị những gì để mở cửa, vận hành trở lại trong điều kiện bình thường mới, phục vụ gần 100 triệu dân trong nước cũng như đón khách quốc tế có “hộ chiếu vaccine”…

Các diễn giả sẽ thông tin, đề xuất, giải đáp nhiều nội dung quanh chủ đề Mở cửa ngành du lịch an toàn, hợp lý, hiệu quả

Các diễn giả sẽ thông tin, đề xuất, giải đáp nhiều vấn đề trong Chương trình Giao lưu trực tuyến trên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn với chủ đề “Mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả”.

Ban Biên tập Báo Đầu tư chụp ảnh lưu niệm với các vị khách mời tham dự cuộc Giao lưu

Chương trình dự kiến diễn ra từ 8h30 đến 10h ngày 14/10/2021.

Khách mời tham dự buổi Giao lưu trực tuyến gồm:

* Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

* Bà Trần Nguyện, Trưởng Ban Kinh doanh Khối Sun World  (Tập đoàn Sun Group)

* Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám Đốc Flamingo Holding Group, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

* Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Các diễn giả, khách mời tham gia Giao lưu trực tuyến
Các diễn giả, khách mời tham gia Giao lưu trực tuyến

Các vị khách mời sẽ giải đáp các câu hỏi từ quý độc giả, nhà đầu tư, cùng thông tin, trao đổi những đề xuất, góp ý về mở cửa an toàn, hiệu quả; góp phần phục hồi của ngành du lịch nói riêng, của nền kinh tế nói chung.

Nội dung thảo luận dự kiến tập trung vào 3 nhóm chủ đề chính:

* Những đề xuất, kiến nghị để mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả.

* Phân tích, đánh giá, gợi mở những loại hình du lịch nào, địa bàn nào có thể hoặc nên sớm triển khai mở của du lịch.

* Doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị gì để mở cửa du lịch an toàn, hiệu quả.

Tổng Biên tập Báo Đầu tư, ông Lê Trọng Minh, phát biểu khai mạc Giao lưu

***

Còn rất nhiều nội dung, câu hỏi được độc giả quan tâm gửi về, song do thời gian cuộc Giao lưu có hạn, Báo điện tử Đầu tư sẽ chuyển câu hỏi của độc giả tới các diễn giả, khách mời và thông tin, phản ánh tới quý độc giả trong các bài viết tiếp theo trên Báo điện tử Đầu tư.

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU:
Lưu Thùy Linh hỏi:

Xin hỏi các vị diễn giả, sau một giai đoạn có thể nói là bị "trọng thương" của du lịch Việt, ngành du lịch cần tái định vị như thế nào, cần thay đổi gì để sống an toàn, sống khỏe, phát triển tốt thời gian tới, khi mà xác định Việt Nam và cả thế giới vẫn còn phải "sống chung" với dịch Covid-19?

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Đối với ngành du lịch nói chung, để sống chung hiệu quả với dịch bệnh Covid-19, cần xác định rõ tiêu chí an toàn đối với công tác tổ chức du lịch, khách du lịch xanh, điều kiện để tổ chức kinh doanh an toàn về mặt dịch vụ. Doanh nghiệp chờ đợi thông tin từ ban quản lý ngành. Doanh nghiệp mong muốn xác định rõ tiêu chí với du khách có thẻ xanh. Thứ hai, nắm rõ thông tin về các điểm đến được coi là xanh và chính sách các địa phương đang áp dụng với du khách và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 

Về phía Vietsense Travel, công ty thực hiện tinh gọn bộ máy nhằm hoạt động hiệu quả và tối ưu chi phí vận hành, ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số vào vận hành và các phương thức giao dịch kinh doanh. Trước đây, công ty mới chỉ ứng dụng công nghệ vào marketing online nhưng hiện đã ứng dụng vào kênh bán hàng trực tuyến, điều hành tổ chức cũng đựọc thiết lập hệ thống thông suốt qua các hệ thống phần mềm tích hợp (ERP, CRM...)

Hiện chúng tôi đang thực hiện chiến lược ông chủ làm công. Các lãnh đạo trước đây chỉ làm về chiến lược, chỉ đạo thì hiện tại do việc cắt giảm nhân sự và tính toán chiến lược dài hạn không còn phù hợp nên tập trung thực hiện mục tiêu ngắn hạn trước mắt. Các lãnh đạo là người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ như sale, điều hành mà trước đây có đội ngũ đảm nhiệm chuyên biệt.

Theo CEO Nguyễn Văn Tài, để thích nghi, doanh nghiệp sẽ hướng đến sản phẩm cá nhân hoá, gia đình hoá thay vì tour đoàn doanh nghiệp và tổ chức như trước.

 

Về tái định vị khách hàng, công ty hướng đến khách hàng mục tiêu là khách hàng có sức chi trả cao, sử dụng dịch vụ cao cấp thay vì gói tour đại trà phổ thông giá rẻ cho số lượng nhiều như trước đây. Trước đây số lượng khách hàng và doanh số là thước đo của sự hiệu quả. Hiện giá trị lợi nhuận/khách hàng mới là thước đo chính, coi trọng tỷ suất lợi nhuận thay vì quy mô doanh thu bán hàng.

Doanh nghiệp hướng đến sản phẩm cá nhân hoá, gia đình hoá thay vì tour đoàn doanh nghiệp và tổ chức như trước. Du lịch nội địa là xu hướng chủ đạo và tập trung khai thác hai năm tới. Các sản phẩm sẽ thay đổi thị trường khách mở rộng hơn trước đây. Trước đây, Vietsense chỉ tập trung khai thác khách ở Hà Nội, TP HCM nhưng nay hướng đến thị trường khác như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Phạm vi khai thác rộng hơn nhưng thu hẹp về sản phẩm.

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Theo tôi, dịch Covid-19 đã giúp chúng ta có cái nhìn chính xác về những hạn chế, cũng như những thế mạnh của ngành Du lịch nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Qua đó, chúng ta sẽ có cái điều chỉnh cho phù hợp.

Thứ nhất, chúng ta phải đa dạng nguồn khách, phát triển cả outbound, inbound, nội địa trong đó thị trường khách trong nước rất quan trọng.

Thứ hai, nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng và có sự phân hóa cao cho nên sản phẩm tour du lịch cần đa dạng, cá biệt hóa cho từng đối tượng.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh không thể chung chung, cần có sự khác biệt. Yếu tố về chất lượng, giá trị gia tăng sẽ quan trọng hơn là chúng ta đơn thuần về giá. 

Thứ tư, chúng ta không thể kỳ vọng thị thị trường phát triển toàn diện ngay như giai đoạn trước dịch mà cần có sự phục hồi từng bước.

Bà Trần Nguyện, Trưởng Ban Kinh doanh Khối Sun World (Tập đoàn Sun Group)

Khi mở lại các hoạt động, cần tái định vị lại ngành du lịch theo những hướng sau.

Trước tiên, yếu tố an toàn là điều tiên quyết phải thực hiện.

Thứ hai, chúng ta phải chú trọng thị trường du lịch nội địa, bởi đây là thị trường đầy tiềm năng với gần 100  triệu dân, có nhiều dư địa để khai thác.  

Lúc này, chúng ta nên định vị lại và chú trọng hơn cách đón tiếp, phục vụ du khách nội địa để họ có thể chi tiêu tốt hơn. Thực tế, du khách nội địa chi tiêu trong nước khá thấp, nhưng khoảng 10 triệu lượt du khách đi du lịch nước ngoài mỗi năm lại có mức chi tiêu không hề nhỏ. Dự kiến những tháng đầu năm 2022, lượng du khách nội địa đi du lịch nước ngoài vẫn chưa nhiều. Vậy thì, đây là cơ hội để những người làm du lịch định vị và tái định vị để thu hút dòng khách outbound.

Theo bà Trần Nguyện, doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc và không ngừng làm mới sản phẩm để thu hút du khách trở lại thêm nhiều lần nữa. 

Thứ ba, chuyển đổi số là xu hướng tất yếu. Trước khi có dịch bệnh xảy ra, chúng ta đã bắt đầu trong giai đoạn chuyển đổi số, nhưng từ khi dịch bệnh ập đến, việc chuyển đổi số được đẩy nhanh gấp 2 lần. Trên các nền tảng xã hội các kênh về chuyển đổi số cung cấp dịch vụ bằng không chạm, một chạm, hai chạm thông minh. Hay du khách không cần xếp hàng mà vẫn dễ dàng mua vé nhanh chóng, thuận tiện. Từ đó, tạo ra những cảm xúc tuyệt vời hơn cho du khách.

Thứ ba là việc nâng cấp sản phẩm cần được đầu tư, chú trọng nhiều hơn đến trải nghiệm, chú trọng đến thiên nhiên, cảnh đẹp. Trong những nghiên cứu đều cho thấy hơn 40% du khách Việt Nam và châu Á rất quan tâm đến vấn đề check-in cảnh đẹp khi đi du lịch. Vì thế, các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp cần đầu tư nghiêm túc vào các tiểu cảnh check-in.

Bên cạnh đó, cần đầu tư nghiêm túc và không ngừng làm mới sản phẩm để thu hút du khách trở lại thêm nhiều lần nữa. Đơn cử, tại các Khu du lịch của Sun Group tại Đà Nẵng, Lào Cai, Quảng Ninh, Tây Ninh, Phú Quốc… mỗi năm đều có ít nhất một công trình hoặc sản phẩm mới để du khách cảm thấy luôn bị hấp dẫn.

Các điểm đến cần có những sản phẩm mới, giàu cảm xúc để nâng cao chất lượng và cung cấp cho khách hàng những dịch vụ xứng tầm, từ tâm, từ trái tim chạm đến trái tim.

Đối với thị trường quốc tế cũng cần định hướng lại các tập khách, dòng khách. Cần quan tâm đến những tập khách của mình để xây dựng sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhu cầu, thị hiếu. Đặc biệt, cần bỏ cách làm theo hướng Việt Nam là điểm đến giá rẻ, hãy định hướng Việt Nam là điểm du lịch thân thiện và đang ngày càng hưởng đến những trải nghiệm tốt cho du khách. Bởi, định hướng theo con đường giá rẻ sẽ không thể phát triển bền vững được.

Khi định vị lại ngành du lịch, cần nâng cao trải nghiệm cho du khách bằng sự liên kết. Ví dụ, tại mỗi điểm đến, chúng ta nên có sự liên kết theo hệ sinh thái của từng bên hoặc theo các bên với nhau. Bên cạnh đó còn có liên kết giữa hàng không với du lịch, khách sạn. Liên kết tại điểm đến của hệ thống ẩm thực, hệ thống khách sạn, hệ thống vui chơi,… để du khách có hành trình tốt nhất và thuận tiện nhất.

Để làm được những điều đó, cần có những kịch bản phục hồi của du lịch Việt Nam, góp phần tái định vị ngành kinh tế xanh.

Nguyễn Quang Tài hỏi:

Tôi đi khá nhiều nước và thấy rằng khách du lịch Trung Quốc đóng góp nguồn thu rất lớn, cả những nước phát triển cả châu Âu, châu Mỹ đều có chính sách riêng với nhóm này. Nước ta vì lý do gì đó gần như không quảng bá du lịch tới các thành phố lớn của Trung Quốc nên khách thu nhập cao rất ít sang, chủ yếu là khách các tỉnh ven biên giới. Trong khi đó Việt Nam có lợi thế bờ biển đẹp, cái mà du lịch nội địa Trung Quốc không nhiều. Theo quý vị thì cần làm điều gì để hút khách có thu nhập cao của Trung Quốc, cả nghỉ dưỡng tắm biển và các loại hình dịch vụ khác?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Muốn thu hút được khách Trung Quốc cần có nghiên cứu, khảo sát về hành vi tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc. Chỉ khi chúng ta hiểu đúng về thị trường nguồn thì mới có thể xây dựng những sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Khâu tiếp thị cho thị trường Trung Quốc đang có một số khó khăn như việc xây dựng trang web dùng tiếng Trung; tham gia vào các trang mạng xã hội nội địa của Trung Quốc để quảng bá điểm đến và phải tập trung vào tiếp thị số.

Việc xây dưng tour và kết nối qua hình thức các chuyến bay thuê bao cũng là một gợi ý tốt để phát triển khách du lịch từ Trung Quốc có khả năng chi trả cao đến Việt Nam.

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Trung Quốc vẫn là một trong thị trường khách lớn nhất đến Việt Nam. Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường này với gần 1,5 tỷ dân và đang có tốc độ tăng trưởng cao.

Chúng ta vẫn đón tiếp khách Trung Quốc ở 3 cấp độ: Cao cấp, trung cấp và bình dân, trong đó lượng khách bình dân vẫn chiếm tỷ lệ lớn bởi vì đặc trưng về địa lý, đó là khoảng cách gần, chi phí vừa phải, đặc biệt là các tỉnh biên giới, vùng biên.

Thực tế chúng ta vẫn đón lượng khách chi trả cao, sử dụng các dịch vụ cao cấp bằng đường bay tới Phú Quốc, Nha Trang từ các trung tâm kinh tế lớn của Trung Quốc như vùng Bắc Kinh, Hoa Đông, Trùng Khánh, Thiên Tân, Quảng Đông... Mặc dù vậy, để đón được nhiều hơn khách Trung Quốc cao cấp chúng ta vẫn cần bổ sung thêm các dịch vụ đặc biệt là hoạt động mua sắm hàng hiệu cao cấp, bổ sung hoạt động vui chơi giải trí hiện đại và tiếp tục tăng cường xúc tiến tại địa phương phát triển.

Vương Văn Lầu hỏi:

Xin hỏi các vị lãnh đạo, tôi làm du lịch khu vực phía Bắc thấy mỗi địa phương một kiểu, các chính sách khác nhau thậm chí giữa các huyện. Kết quả là thu hút du lịch chủ yếu là khách phượt, khách cá nhân nước ngoài với nguồn thu khá thấp. Theo quý vị thì đâu là giải pháp nâng cấp du lich khu vực này, các nhà đầu tư lớn như Sungroup ngoài Sapa thì có quan tâm tới các địa phương như Cao Bằng, Bắc Kan, Lai Châu, Sơn La... không? Nếu tham gia thì theo mô hình nào là phù hợp với đặc điểm địa phương?

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Thực tế hiện nay, chính sách ưu tiên phát triển từng tỉnh khác nhau, có tỉnh ưu tiên công nghiệp, nông nghiệp hay du lịch. Với tỉnh có ưu tiên phát triển du lịch sẽ có chính sách tốt hơn. Các tỉnh vùng Đông Tây Bắc phần lớn xác định kinh tế mũi nhọn ở ngành khác, việc kêu gọi cho du lịch hạn chế. 

Cùng đó, tài nguyên du lịch của điểm đến có thực sự đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư hay không. Tài nguyên du lịch manh mún và có tính mùa vụ cao. Với các tỉnh miền núi hạn chế về giao thông, tính mùa vụ và thiên tai. Khác với các tỉnh miền Nam ổn định về thời tiết hay rủi ro sạt lở, bão lũ. Thời gian khai thác ngắn tập trung mùa thu và mùa đông nên khó thu hút được nhà đầu tư lớn. 

Cơ sở hạ tầng tại các tỉnh vùng sâu vùng xa hạn chế khiến việc tiếp cận khó khăn. Ngoài chính sách, việc vận chuyển đi lại, phát triển dự án đội chi phí cũng là rào cản.

Giải pháp nâng cấp du lịch tại khu vực này, thứ nhất là địa phương cần xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành trung tâm để tập trung mời gọi nhà đầu tư.

Thứ hai, phải đánh giá đúng tài nguyên du lịch và phát triển loại hình văn hoá sự kiện để thu hút du khách ở thời điểm dài hơn tránh tính mùa vụ. Điển hình như Hà Giang thu hút du khách từ sự kiện mùa hoa tam giác mạch. Sức hút điểm đến nhiều hơn sẽ là đông lực nhà đầu tư tìm đến. 

Thứ ba là việc phát triển cơ sở hạ tầng, ưu đãi thuế và nhất quán thời gian cho thuê mặt bằng cho các nhà đầu tư. Ở thời điểm hiện tại, các điểm du lịch miền núi và vùng sâu vùng xa đang có sức hút mới và rất tiềm năng.

Ban đầu đây là loại hình du lịch cung đường khó chỉ phù hợp với đối tượng du khách phượt. Từ phượt tự phát, nhiều loại hình du lịch có tổ chức như trekking, caravan, biking tours.

Nguyễn Thị Xuân hỏi:

Flamingo có giải pháp cụ thể nào để giữ chân nhân viên cũ và thu hút lao động mới khi mở cửa trở lại?

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Flamingo là tập đoàn kinh tế đa ngành, du lịch, dịch vụ, bất động sản, khi Covid-19 bùng phát lĩnh vực du lịch bị ảnh hưởng thì doanh nghiệp dồn nguồn lực sang mảng kinh doanh khác vẫn đang hoạt động.

Về chính sách lương của Flamingo đối với mảng dịch vụ, chúng tôi vẫn duy trì lương cơ bản cho nhân viên, nhưng mở thêm thời gian linh hoạt để nhân viên có thời gian tiến hành những công việc để thêm thu nhập khác. Hiện Tập đoàn có quỹ hỗ trợ Covid-19 nội bộ do cán bộ, nhân viên đóng góp. Quỹ sẽ dùng để hỗ trợ những người đang và đã từng là cán bộ nhân viên của Tập đoàn đoàn gặp khó khăn hàng tháng cho đến khi hết bị ảnh hưởng.

Ông Nguyễn Công Hoan tin tưởng, ngay khi thị trường phục hồi, Flamingo có sẵn nhân sự với những chuyên môn được cập nhật để phục vụ du khách, chiếm lĩnh thị trường.

Flamingo vẫn duy trì những buổi sinh hoạt chuyên đề, trao đổi chuyên môn về du lịch với tất cả các nhân sự khác nhau theo từng chủ đề để duy trì sự tương tác giữa công ty và người lao động, cập nhật thông tin thị trường, kỹ năng chuyên môn và sự sẵn sàng khởi động kinh doanh khi có điều kiện.

Ngoài trao đổi chuyên môn, Tập đoàn thường xuyên có những diễn đàn để tham vấn ý kiến, định hướng về thị trường hoặc những mảng công việc mới mà Tập đoàn sẽ đầu tư phát triển trong tương lai để nhân sự trang bị, tích lũy kiến thức, thích ứng với công việc. 

Chúng tôi cũng có những buổi đào tạo chuyên đề với sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu về kỹ năng đàm phán, ứng dụng phần mềm mà trong thời kỳ bình thường không có thời gian để đào tạo.

Với các hoạt động nêu trên nên chúng tôi tin tưởng rằng ngay khi thị trường phục hồi Flamingo có sẵn nhân sự với những chuyên môn được cập nhật để phục vụ du khách, chiếm lĩnh thị trường.

Nhân sự ngành Du lịch trước nay vẫn được đánh giá là thiếu nhân sự chuyên môn cao. Trong thời điểm bình thường các doanh nghiệp rất khó thu hút nguồn chất xám này, nhưng ở thời điểm này Flamingo có cơ hội thu hút nguồn nhân lực này. Với sức sống qua mùa dịch của Flamingo đã thể hiện được tiềm lực, sức mạnh của Tập đoàn trên thị trường, người lao động hoàn toàn tin tưởng, yên tâm khi chọn bến đỗ mới của mình.

Độc giả hỏi:

Thưa ông Hoàng Nhân Chính, theo nghiên cứu của TAB, hậu Covid-19 lần thứ 4, nhu cầu, xu hướng của du khách đã thay đổi như thế nào? Nhóm nghiên cứu của TAB có gợi ý, khuyến cáo gì dành cho các doanh nghiệp du lịch khi xây dựng sản phẩm, dịch vụ trong tương lai?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Theo khảo sát của TAB thì khách du lịch Việt Nam có 5 xu hướng chính như sau:

 Có thể tham gia khảo khảo sát ở http://www.facebook.com/vietnamTAB/

Thứ nhất, sự hồi phục nhanh chóng nhu cầu đi du lịch: Hơn 83% số người trả lời sẵn sàng đi du lịch ngay trong vòng vài tháng tới. Hơn 69% lựa chọn đi du lịch bằng máy bay.

Thứ hai, ưu tiên an toàn và khả năng tài chính: 58% số người trả lời ưu tiên cho an toàn dịch bệnh, an ninh với 52% số người trả lời và khả năng tài chính chiếm 52% số người trả lời; Chính sách linh hoạt của doanh nghiệp trong hoãn huỷ tour được nhiều người lựa chọn (với 44% số người tham gia khảo sát) nhiều hơn tiêu chí giảm giá tour (chỉ chiếm 32% số người trả lời).

 

Theo các chuyên gia, du lịch biển và du lịch khám phá thiên nhiên sẽ là một xu hướng được ưu tiên. Video: Hệ sinh thái du lịch đẳng cấp của Tập đoàn Vingroup tại Phú Quốc (Tư liệu do doanh nghiệp cung cấp)

 

Thứ ba, ưu tiên du lịch biển và du lịch khám phá thiên nhiên: Nhu cầu du lịch biển vẫn ở mức cao với 67% số người tham gia khảo sát; nhu cầu khám phá thiên nhiên với 48% số người trả lời và du lịch nghỉ dưỡng núi với 36% số người trả lời là xu hướng mới. Nhu cầu khám phá và thưởng thức ẩm thực với tỷ lệ số người tham gia khảo sát trả lời cao 63%, luôn là ưu tiên của du khách Việt.

Thứ tư, ưu tiên đi ngắn ngày hơn và nhóm nhỏ với 49% số người trả lời lựa chọn tour từ 2-3 ngày; 77% số người trả lời lựa chọn đi theo nhóm gia đình/bạn bè.

Thứ năm, ưu tiên đặt dịch vụ trực tiếp và trực tuyến: Đặt dịch vụ trực tuyến (42%) đã tăng hơn so với khảo sát trước (36%), đặt dịch vụ trực tiếp (35%) có giảm hơn so với trước (40%), nhưng vẫn là xu hướng chính.

Độc giả Hoàng Thị Nhung hỏi:

Việt Nam có thể học hỏi gì từ các quốc gia đã triển khai áp dụng thẻ thông hành xanh và hộ chiếu vaccine, thưa các vị khách mời?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Chúng ta cần áp dụng thẻ xanh theo lộ trình để người dân có thể:

Tham dự các sự kiện ngoài trời hoặc trong nhà, như: lễ hội, thể thao, nhà hàng… trong nội vùng.

Đi lại trên các phương tiện giao thông công cộng, đi công tác, du lịch trong nước.

 Đi công tác hoặc du lịch nước ngoài theo thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước.

Những thách thức đặt ra khi áp dụng thẻ thông hành xanh có thể nhắc đến như:

Sự tin cậy, tính pháp lý (có chứng nhận chính thức của Chính phủ) và áp dụng công nghệ bảo mật tốt (theo tiêu chuẩn được thế giới công nhận, ví dụ như EU).

Sự công bằng giữa người có điện thoại và không có, giữa được tiêm vắc-xin và chưa được tiêm.

Sự thuận lợi, ứng dụng dễ sử dụng, dễ truy xuất mã QR để in.

Độc giả hỏi:

Là các những đơn vị nằm trong số 5% doanh nghiệp lữ hành còn hoạt động, xin ông Nguyễn Công Hoan và ông Nguyễn Văn Tài dự báo dòng sản phẩm nào sẽ hấp dẫn trong thời gian tới?

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Xu hướng dòng sản phẩm sau dịch Covid-19, sẽ có sự thay đổi. Thứ nhất là xu hướng đơn đích chỉ còn điểm đến đích và không còn điểm đến vệ tinh như trước đây. Một phần do yêu cầu 

Thời gian chuyến đi sẽ rút ngắn hơn trước đây. Thay vì các tour du lịch dài, thời gian sắp xếp cho công việc đình trệ do Covid-19, quỹ thời gian du lịch không còn cho những chuyến dài ngày. 

Xu hướng thứ ba là sự dịch chuyển từ du lịch bình dân sang du lịch cao cấp. Qua việc tương tác với khách hàng, các khách hàng có mong muốn du lịch có mức chi trả lớn, thay vì nhu cầu đại trà trước đây. 

Xu hướng thứ tư về phương thức giao dịch. Trước đây, du khách có thói quen đến tận công ty để giao dịch để có sự yên tâm. Hiện việc tiếp xúc trực tiếp không còn ưu tiên, các phương thức tương tác đặt dịch vụ qua email và các công cụ số được sử dụng chủ yếu. Điều này đặt ra yêu cầu về chuyển đổi số của doanh nghiệp, khả năng làm chủ các kênh bán điện tử của chuyên viên tư vấn để thực hiện các giao dịch hoàn toàn trên điện tử. 

Độc giả hỏi:

Hiện nay, nhu cầu đi du lịch sau đại dịch khi người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine là rất lớn và đây là dư địa tốt để ngành du lịch phục hồi. Ngành du lịch có những đề xuất, kiến nghị gì về việc áp dụng “thẻ xanh covid-19” để đón khách trong nước và quốc tế?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

 

Nghiên cứu gần đây dựa trên kết quả khảo sát khách du lịch cho thấy khách sẽ không muốn đến nếu họ phải thực hiện cách ly, do đó, chúng ta cần sẵn sàng có các tour không yêu cầu cách ly.

Du lịch trong nước: Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân đi du lịch từ vùng xanh đến vùng xanh và sử dụng thẻ xanh Covid-19.

Du lịch quốc tế: Tạo điều kiện thuận lợi cho các điểm đến xanh và có khả năng khống chế dịch sớm được mở cửa; lập danh sách các thị trường du lịch an toàn và công bố hàng tuần.

Kế hoạch mở cửa cần phải được công bố công khai để các bên dễ dàng tiếp cận để tìm hiểu, đóng góp ý kiến và chuẩn bị thực hiện kế hoạch. Kế hoạch này cần được công bố bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Các thông tin được cập nhật thường xuyên hàng tuần hoặc vào thời điểm có diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Độc giả hỏi:

Mong muốn mở cửa là như vậy, nhưng từ thực tế hiện nay, các ông/bà thấy đã có những tín hiệu nào, điều kiện nào để ngành du lịch có thể mở cửa?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Tôi thấy đã có những tín hiệu rõ nét để có thể mở cửa ngành du lịch Việt Nam như:

Số ca nhiễm mới giảm;

Tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin của Việt Nam đã có nhiều tiến triển tốt (39,7% - Đủ liều: 16,4%). Một số trung tâm du lịch lớn: TPHCM (100% - 75,9%), Hà Nội (100% - 50,3%), Quảng Ninh (100% - 65,7%), Khánh Hòa (100% - 36,9%), Đà Nẵng (98,9% - 14,6%);

 Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm và năng lực xử lý sự cố y tế: cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và nhân lực y tế; có khả năng cô lập vùng có nguy cơ nhanh chóng.

Nếu Việt Nam có thể duy trì tỷ lệ lây nhiễm thấp, ngành du lịch có thể phục hồi lại vào năm 2024, nhờ sự trở lại của du lịch trong nước, sau đó là du lịch quốc tế.

 

Nghị quyết 128 được ban hành ngày 11/10/2021 đã chuyển chiến lược sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” đưa ra nhiều vấn đề mới:

Thứ nhất, quy mô đánh giá đưa cấp đánh giá và khoanh vùng dập dịch đến cấp xã, phường.

Thứ hai, tiêu chí đánh giá ca nhiễm đã chuyển từ theo ngày sang tuần.

Thứ ba, đã có yếu tố về độ phủ tiêm vắc-xin tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở cửa.

Hiện nay ngành du lịch vẫn đang chờ các hướng dẫn cụ thể từ các bộ ngành.

Lưu Tiến Công hỏi:

Xin hỏi bà Nguyện, các hoạt động của SunGroup ở Quảng Ninh sẽ hoạt động trở lại như thế nào? Xin cảm ơn.

Bà Trần Nguyện, Trưởng Ban Kinh doanh Khối Sun World (Tập đoàn Sun Group)

Ngay khi tỉnh Quảng Ninh cho phép mở lại các khu, điểm du lịch, chúng tôi đã mở cửa trở lại đón khách nội tỉnh theo chỉ đạo của tỉnh. Hiện Yoko Onsen Quang Hanh đã mở đón khách từ ngày 1/10. Cáp treo Nữ Hoàng dự kiến mở từ đầu tháng 11/2021.

Ngay khi chính thức mở cửa trở lại, chúng tôi có những chương trình tri ân cho người dân tỉnh Quảng Ninh rất hấp dẫn.

Đơn cử, tại Yoko Onsen Quang Hanh, từ nay đến ngày 30/11, chúng tôi có Combo Genni giá chỉ 999.000 đồng/người bao gồm vé pulic và một bữa ăn nhẹ theo phong cách Nhật Bản.

Hay cáp treo Nữ Hoàng đồng giá diễn ra đến hết 31/12. Đây là chương trình chúng tôi hướng đến và tri ân cho người dân Quảng Ninh. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẵn sàng tâm thế để đón khách ngoại tỉnh ngay khi tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan quản lý cho phép.

Quảng Ninh hiện đón lượng lớn du khách từ Hà Nội vì khoảng cách rất gần, thời gian di chuyển chỉ khoảng 1 giờ 30 phút. Sự xuất hiện Yoko Onsen Quang Hanh cũng giúp Quảng Ninh trở thành điểm đến 4 mùa. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, Quảng Ninh sẽ trở thành điểm đến hút khách bậc nhất khu vực miền Bắc và Việt Nam trong lúc này.

Độc giả hỏi:

Trong bối cảnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, cần những điều kiện gì để ngành kinh tế xanh có thể mở cửa trở lại an toàn và hiệu quả?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Việt Nam có thể tham khảo mô hình mở cửa của Thái Lan (hộp cát Phuket), Singapore (Làn du lịch an toàn – Safe Travel Lane) và Liên minh Châu Âu.

a) Điểm đến du lịch an toàn:

+ Yếu tố dịch tễ an toàn: số ca nhiễm mới; tỷ lệ tiêm vắc-xin.

+ Năng lực xử lý sự cố y tế: cơ sở hạ tầng, kỹ thuật và nhân lực y tế; có khả năng cô lập nhanh chóng.

+ Doanh nghiệp du lịch đạt chuẩn an toàn

b) Thị trường để mở cửa an toàn:

+ Có tiềm năng: số lượt khách và mức chi tiêu trung bình cao.

+ Yếu tố dịch tễ an toàn: số ca nhiễm mới; tỷ lệ tiêm vắc-xin.

+ Không phát hiện thấy các biến thể mới đáng quan tâm hoặc lo ngại.

c) Quy trình đón, phục vụ và tiễn khách du lịch quốc tế một cách an toàn

Độc giả hỏi:

Theo đánh giá của các vị khách mời, những loại hình du lịch nào, địa bàn nào có thể triển khai sớm hoặc nên sớm mở lại các hoạt động du lịch?

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Ba loại hình du lịch lên ngôi tái khởi động kinh doanh.

Thứ nhất, loại hình du lịch nghỉ dưỡng, khu du lịch có dịch vụ vui chơi giải trí khép kín sẽ được gia đinh và đối tượng khách hàng có mức chi trả cao. Điểm đến thông thường như Nha Trang, Phú Quốc...

Thứ hai, loại hình du lịch Caravan xe tự lái với nhóm nhỏ trên mỗi xe đến các điểm du lịch lân cận được những người trong ngành du lịch và giới trẻ đang chào đón nhờ việc sở hữu xe đang phổ biến và có tính an toàn cao hơn so với tour tổ chức trên loại hình xe mới. Loại hình này mới xuất hiện ở Việt Nam, cung cấp dịch vụ ăn uống tại điểm đến và thông tin để du khách dễ dàng tiếp cận điểm đến. Điểm đến thông thường vùng đồi núi Đông Tây Bắc có cung đường và cảnh quan thiên nhiên.

Thứ ba, du lịch trải nghiệm sinh thái khép kín với điểm đến như nhà vườn (miền Tây) mà gia đình có thể thuê riêng căn resort sinh thái kết hợp trồng cây, tát cá. Đây là hoạt động gia đình hướng đến để thay đổi trạng thái cho trẻ em, tương tác với cuộc sống. Đây là loại hình gia đình trung - thượng lưu có nhu cầu cao 

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Các loại hình du lịch có thể mở cửa sớm nhất là du lịch nghỉ dưỡng, ngắn ngày, khám phá cảnh quan thiên nhiên, sản phẩm du lịch tại chỗ với các dịch vụ đơn giản; sau đó hội nghị, hội thảo, kích off, phục vụ các cơ quan, doanh nghiệp.

Đối tượng khách hàng, đầu tiên vẫn là khách gia đình, nhỏ lẻ; tiếp theo nhóm khách của cơ quan tổ chức, doanh nghiệp đi cùng mục đích.

Các tuyến đi, trước mắt là tuyến đi gần, phương tiện đường bộ, cá nhân, mang tính chất nội tỉnh, nội vùng; tiếp đó, du khách có thể tham gia các chuyến đi xa hơn trong nước.

Về địa bàn, đầu tiên các khu vực quanh đô thị lớn, trong phạm vi bán kính 2 giờ ô tô chạy, dành cho tuyến đi nghỉ dưỡng, xa hơn là các điểm đến như Mộc Châu, Hà Giang, Ba Bể, Pù Luông... Miền Trung du khách có thể tham gia hành trình di sản miền Trung, Tây Nguyên mùa hoa dã quỳ; miền Tây du khách có thể tham gia các tour du lịch mùa nước nổi...

Lệ Thúy hỏi:

Ngành hàng không đang làm việc với các địa phương về việc mở lại một số đường bay nội địa. Từ góc độ ngành du lịch, các ông thấy nên đề xuất mở đường bay như thế nào là phù hợp, để đảm bảo sự an toàn, nhưng vẫn hiệu quả khi mở cửa du lịch?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Đầu tiên cần đánh giá du khách có đến từ vùng xanh hay đỏ. Theo tinh thần Nghị quyết 128 việc đi lại của người dân từ vùng cấp 1 và vùng cấp 2 đều không có hạn chế, và quy mô đánh giá các vùng là cấp xã (Ví dụ tại TP.HCM còn nhiều ca nhiễm mới nhưng người dân đến từ vùng xanh thì vẫn có quyền đi lại).

Như vậy các địa phương có thể mở cửa nếu có người dân có nhu cầu đi lại và có thể mở lại các đường bay như thường lệ.

Tóm lại việc mở đường bay phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Nhu cầu đi lại của người dân.

- Đảm bảo an toàn phòng dịch. Việc áp dụng thẻ thông hành xanh sẽ tạo điều kiện để đảm bảo đi lại an toàn.

Độc giả hỏi:

Ngành hàng không đang làm việc với các địa phương về việc mở lại một số đường bay nội địa. Từ góc độ ngành du lịch, các ông thấy nên đề xuất mở đường bay như thế nào là phù hợp, để đảm bảo sự an toàn, nhưng vẫn hiệu quả khi mở cửa du lịch?

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Nguyên tắc của du lịch an toàn là vùng xanh đến vùng xanh, tức là điểm đến của du khách phải là những vùng an toàn, nơi xuất phát cũng là nơi an toàn. Để hoạt động giao thương được thuận lợi mà vẫn an toàn, thay vì quy định nơi nào được đi, nơi nào được đến, chúng ta có thể quy định nơi nào không được đi, nơi nào không được đến.

Nguyên tắc thứ hai, không nên đưa ra điều kiện giống nhau với tất cả các du khách mà chúng ta nên phân đối tượng. Những đối tượng nguy cơ thấp thì áp dụng điều kiện giản đơn, ngược lại. Có thể trên một chuyến bay, chúng ta chia ra khu vực chỗ ngồi cho từng đối tượng khách, không chỉ đơn giản cắt giảm 50% công suất khiến cho giá thành cao.

Nguyên tắc thứ ba, sự di chuyển bằng hàng không thường là chuyến đi dài, tính kế hoạch cao do vậy việc mở lại đường bay phải mang kế hoạch dài hạn, tránh mở ra, đóng vào đột ngột, ảnh hưởng tới kế hoạch di chuyển của du khách.

Hoàng Tân hỏi:

Tôi được biết thông tin, Đà Nẵng dự kiến mở cửa đón khách quốc tế từ tháng 11, và phục vụ khách trong nước từ ngày 20/10. Các doanh nghiệp du lịch đã có sự chuẩn bị gì đối với thị trường này, người dân có thể đến những địa điểm nào để du lịch? Xin cảm ơn.

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Đà Nẵng có hệ thống resort lớn đáp ứng tiêu chuẩn về bong bóng du lịch. Không riêng Vietsense Travel, các doanh nghiệp lữ hành đều tập trung ở địa phương này. Chỉ cần cho phép du lịch nghỉ dưỡng, ngay khi địa phương cho phép và các nhà cung ứng, công ty có thể cung cấp dịch vụ ngay. 

Các gói du lịch đến Đà Nẵng luôn sẵn có. Từ sau đợt dịch thứ 3, chúng tôi duy trì kết nối với khách hàng, chào bán các tour linh hoạt về thời điểm khởi hành. Vietsense Travel tương tác và nhận cam kết sử dụng một số dịch vụ. Hoạt động marketing, tư vấn, chào bán và bán hàng về cơ bán thực hiện từ khi giãn cách. Nhờ bí quyết sống trong dịch này, quyết định khách hàng được đưa ra nhanh chóng. Rút kinh nghiệm từ các đợt dịch trước, chúng tôi chuẩn bị du lịch nghỉ dưỡng  nhóm nhỏ 3N2Đ, 4N3Đ.

Lữ hành không chỉ phụ thuộc vào quyết định mở cửa của địa phương mà còn từ các nhà cung cấp như cơ sở lưu trú lớn là điểm đến của mô hình bong bóng và các hãng hàng không. Hiện tại chưa thấy bộ phận kết nối của các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú nhưng chắc chắn sẽ sớm hoạt động trở lại. Sản phẩm của du lịch lữ hành như sản phẩm lưu kho, chỉ chờ mở cửa và các đơn vị cung ứng đáp ứng có thể hoạt động ngay. 

Hoàng Xuân Hùng hỏi:

Xin dành câu hỏi cho ông Hoàng Nhân Chính: Việc mở cửa du lịch an toàn đặt ra lúc này là rất cần thiết, nhưng về lâu dài, phải đặt vấn đề phát triển du lịch bền vững, để không phải cứ có ca nhiễm chỗ này, chỗ khác là lại vội vàng ứng phó, xoay sở. Xin hỏi Hội đồng tư vấn du lịch đã có nghiên cứu nào về việc này hay chưa?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Hội đồng Tư vấn Du lịch có nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế về việc mở cửa du lịch. Có một số bài học có thể tham khảo như sau:

Thứ nhất, cần có các tiêu chí rõ ràng; những quy định rõ ràng như thông điệp của UNWTO:

- Du lịch an toàn và thông suốt.

- Chia sẻ dữ liệu theo nguyên tắc đảm bảo quyền riêng tư.

Với 2 nguyên tắng UNWTO đã nêu, vai trò của ứng dụng công nghệ giúp người đi du lịch theo hình thức "bong bóng du lịch" hoặc "hành lang an toàn".

 

Thứ hai, các thủ tục, quy định, tiêu chí dành cho người du lịch, doanh nghiệp du lịch hay các địa phương cần được ghi rõ ràng và công bố công khai, định kỳ trên một trang web chính thức, đa ngôn ngữ.

Theo kinh nghiệm của EU cứ 2 tuần/lần lại công bố danh sách các khu vực vùng xanh - người dân có thể đến du lịch tại các vùng xanh theo như công bố.

Thứ ba, ngành du lịch tiếp tục đẩy mạnh công tác tiếp thị. Cụ thể là tiếp thị số nhắm tới các thị trường an toàn và tiềm năng.

Hồng Thúy hỏi:

Tôi thấy mở cửa du lịch là cần thiết, vì doanh nghiệp du lịch đã gắng gượng hết sức rồi, đến lúc phải hoạt động trở lại mới có thể tồn tại. Nhưng hiện nay, việc đi lại giữa các địa phương còn rất khó khăn, quy định rất khác nhau, mà việc các địa phương có quan điểm, yêu cầu khác nhau để mở lại đường bay là một ví dụ. Xin các vị diễn giả cho biết quan điểm của Dn du lịch về vấn đề này. Xin cảm ơn!

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Du lịch là ngành kinh tế mang tính chất liên vùng, không có giới hạn về hành chính nên cát cứ của mỗi địa phương khác nhau, dẫn đến tổ chức sản phẩm du lịch gặp khó khăn. Cụ thể, không có sự liên kết giữa các địa phương nếu các nơi này có quy định khác nhau, nên cần có giải pháp thông thoáng, vừa chống dịch, vừa khả thi.

Với các sân bay, không phải phục vụ cho nhu cầu riêng của địa phương mà phục vụ cho nhu cầu của nhiều địa phương trong vùng, do vậy nếu đóng cửa đường bay thì sẽ ảnh hưởng nhu cầu đi lại của nhiều địa phương. Vì vậy tôi cho rằng sân bay vẫn phải mở nhưng ghi rõ tiêu chí hành khách được sử dụng loại hình vận chuyển này.

Để tạo điều kiện du lịch nói riêng và nhu cầu đi lại nói chung, tôi đề xuất, nếu tính chất dịch giống nhau giữa các địa phương thì áp dụng tiêu chí giống nhau và không áp dụng việc kiểm soát giữa các địa phương đó. Trong trường hợp du khách di chuyển qua vùng có nguy cơ cao hơn thì áp dụng nguyên tắc du lịch không tiếp xúc (bong bóng du lịch) để đảm bảo an toàn.

Rất may, ngày 11/10 Nghị quyết 128 của Chính phủ đã đưa ra nguyên tắc thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch, trong đó đã có tiêu chí chung cho các địa phương thực hiện. Vấn đề hiện nay là các địa phương cần nghiêm túc thực hiện theo quy định.

Bùi Minh Trang hỏi:

Trong bối cảnh Covid-19 vẫn chưa được khống chế ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới, cần những điều kiện gì để ngành kinh tế xanh có thể mở cửa trở lại an toàn và hiệu quả?

Bà Trần Nguyện, Trưởng Ban Kinh doanh Khối Sun World (Tập đoàn Sun Group)

Chúng ta đều hiểu rằng việc xóa sổ virus SARS-CoV-2 gây dịch Covid-19 là điều khó có thể làm được, do vậy xu hướng hiện nay của thế giới vẫn là xác định sống chung với Covid-19. Tôi cho rằng, có 5 yếu tố cần quan tâm triển khai để có thể du lịch có thể mở cửa trở lại.

Điều kiện đầu tiê để mở cửa trở lại các hoạt động du lịch là phải đảm bảo yếu tố an toàn. Theo tôi, hiện, an toàn một trong những con đường duy nhất. Đó chính là tiêm chủng vắcxin phải được phổ cập rộng rãi trên tất cả Việt Nam và đặc biệt khi nào điểm đến đạt được tỷ lệ miễn dịch cộng đồng từ 70% đến 80% trở lên.

Bà Trần Nguyện, Trưởng Ban Kinh doanh Khối Sun World  (Tập đoàn Sun Group)

Trong bối cảnh vaccine về chậm, không thể tiêm dàn trải mà phải ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm cho các điểm đến như: Phú Quốc, Hạ Long, Sa Pa, Nha Trang, Đà Nẵng,…

Thứ hai, Chính phủ và các địa phương có các biện pháp nới lỏng các biện pháp chống dịch phù hợp để nối lại các hoạt động phục vụ du khách. Cần có những điều kiện cho ngành du lịch xanh mở lại như điểm đến du lịch xanh, du khách xanh, hành trình vận chuyển xanh thì lúc đó chúng ta mới mở cửa lại và phát triển du lịch bền vững, sống an toàn với đại dịch.

Thứ ba là triển khai “bong bóng du lịch” ngay cả trong thị trường nội địa và quốc tế.

Thứ tư, có kế hoạch, chương trình đón khách bằng hộ chiếu vắc xin bài bản, chuyên nghiệp và khép kín, đi kèm với các chương trình tập huấn cho các đơn vị, DN và người lao động trong lĩnh vực du lịch nhằm đảm bảo an toàn tối đa cho người làm du lịch, du khách và điểm đến.

Thứ năm, ngoài ra, Chính phủ, các bộ ngành liên quan như Bộ VHTTDL, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao…. cần hợp tác chặt chẽ, đưa ra quy trình phối hợp chung để mở cửa du lịch đón khách quốc tế. Riêng các địa phương, điểm đến thí điểm áp dụng hộ chiếu vắc xin để mở cửa du lịch cần xây dựng kịch bản dự phòng cho các tình huống khác nhau về dịch bệnh, có trang bị hệ thống y tế phòng chống dịch sẵn sàng để ứng phó với các cấp độ khác nhau.

Các Bộ, ngành, địa phương cần mở lại các hoạt động dồng nhất thống nhất, không tạo cản trở cho du khách và người làm du lịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Theo WHO đưa ra 3 phương án để phục hồi, phát triển bền vững là tiêm vaccine tạo miễn dịch cộng đồng, nâng cao năng lực y tế và nâng cao ý thức người dân khi đi lại.

Tuấn Anh hỏi:

Với thực trạng vô cùng khó khăn hiện nay, các vị khách mời có thể đánh giá về sự cần thiết, tính khả thi của việc mở cửa du lịch vào thời điểm này?

Bà Trần Nguyện, Trưởng Ban Kinh doanh Khối Sun World (Tập đoàn Sun Group)

“Thời điểm đẹp và chín” để mở cửa du lịch

Trải qua 4 đợt dịch tấn công dồn dập, có thể nói doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều bị “tổn thương” nặng nề khi gần như phải “nằm im” suốt 2 năm.

Ngay cả các “ông lớn” trong ngành du lịch cũng kiệt quệ nguồn lực và không thể chịu thêm được nữa. Do đó, việc mở lại các hoạt động du lịch là rất cần thiết và có tính khả thi.

Du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn vốn đóng góp trực tiếp gần 10% GDP cho đất nước và đang có tốc độ tăng trưởng kỷ lục trong vòng 3 năm qua cũng đứng trước nguy cơ tăng trưởng âm và chưa biết bao giờ mới có thể hồi phục. Điều đáng lo ngại là hệ lụy của tình trạng du lịch đóng cửa lâu dài sẽ không chỉ gây tổn thương nền kinh tế mà còn gián tiếp khiến tỷ lệ đói nghèo ở các địa phương tăng cao. Do đó, việc Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra kế hoạch mở cửa trở lại du lịch là vô cùng cấp thiết.

Bên cạnh đó, độ phủ vaccine ngày càng mở rộng. Các điểm đến trọng điểm Trọng điểm du lịch cũng phủ nhanh, nhất là Phú Quốc. Tính từng luồng tạo luồng du lịch an toàn trong nội địa.

 
Làng Nhiệt Đới - Sun Tropical Village Phú Quốc

Theo khảo sát mới đây nhất do báo điện tử Bizlive tiến hành với sự tham gia của 12.000 độc giả , có tới 78,4% độc giả cho biết họ sẵn sàng đi du lịch ngay khi tiêm đủ hai mũi và hộ chiếu vắc-xin được áp dụng.

Khảo sát của Hội đồng Tư vấn Du lịch và Báo điện tử Vnexpress cũng cho biết, trên 65% người dân đều sẵn sàng đi du lịch ngay. Như vậy, nhu cầu rất lớn và đang bị đè nén suốt hai năm nên du khách đang rất mong ngóng được đi du lịch. Nhiều địa phương trên cả nước cũng đã chuẩn bị kế hoạch đón du khách. Đây là tín hiệu lạc quan cho việc mở cửa du lịch và cũng là cơ sở quan trọng để có thể vững tin rằng du lịch Việt Nam sẽ phục hồi nhanh chóng khi dịch bệnh được kiểm soát.

Giai đoạn này không chỉ cần thiết mở lại các hoạt động để đón du khách vào mùa du lịch Tết Dương lịch và Tết Ân lịch cũng như năm 2022. Thời điểm này, du khách nội địa không quá đông, các địa phương, điểm đến có thể đưa ra những quy trình thử nghiệm và vận hành an toàn nhất.

Có thể nói, đây là thời điểm đẹp và chín để mở lại các hoạt động du lịch.

Việc mở lại hoạt động du lịch cũng là tín hiệu tốt cho các ngành khác quay trở lại. Bởi vì tinh thần người dân sẽ an tâm hơn, các ngành kinh tế khác sẽ có cơ sở để quay trở lại.

Tôi cho rằng, khi được thực hiện một cách thận trọng từng giai đoạn, với những lộ trình và phương pháp được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho du khách và cho điểm đến, việc mở cửa du lịch sẽ phát huy hiệu lực, giúp du lịch có thể “hồi sinh”, từ đó vực dậy nền kinh tế.

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Doanh nghiệp đã chịu tác động tiêu cực của dịch. Và hiện các doanh nghiệp đã chuyển sang trạng thái chết lâm sàng. Nếu không bơm ô xy để sống sót trở lại, doanh nghiệp không còn cơ hội trở lại vì sức cầm cự không còn nhiều, doanh nghiệp không thể chờ đợi thêm nữa. Nếu coi du lịch như các ngành khác, cần tạo cơ hội để phục hồi ngay.

Như các đợt trước, ngành có thể phủ hợp được. Điểm đến không hoặc ít bị tác dộng nhiều bởi dịch, nhiều ngày không có ca nhiễm mới. Thị trường khách có mật độ vaccine cao. Tại sao lại không mở để khai thác, đặc biệt là du lịch nội địa. Đây là thị trường có thể giúp 

Qua hệ thống tương tác của Vietsense, sự sẵn sàng đi du lịch không giảm. Họ muốn được đi và nhu cầu kìm nền rất lâu. Đây hoàn toàn là cơ hội tốt để mở lại du lịch. Với sự tác động mạnh mẽ của truyền thông và chính quyền, nhu cầu sẽ tăng cao do sức nén thời gian dài sẽ giúp người dân háo hức cao, nhất là mở cửa du lịch ở khối liên tỉnh. Đối tượng khách du lịch chịu tác động thu nhập nhỏ bởi dịch, không hoàn toàn bị suy yếu về tài chính. Một số khách hàng tài chính thinh vượng sau dịch, tiếp cận vaccine và có chứng chỉ xanh. Khách hàng thường xuyên đã hoàn thành hai mũi tiêm. Về khách quan, nhu cầu tại thị trường du lịch. Nhờ việc mở rộng sang mảng siêu thị, công ty nắm bắt được tâm lý khách hàng mong chờ sự tái khởi động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây hoàn toàn là thời điểm thích hợp để mở lại.

Thanh Ngọc hỏi:

Hiện nay, nhu cầu đi du lịch sau đại dịch khi người dân được tiêm đủ 2 mũi vaccine là rất lớn và đây là dư địa tốt để ngành du lịch phục hồi. Ngành du lịch có những đề xuất, kiến nghị gì về việc áp dụng “thẻ xanh covid-19” để đón khách trong nước và quốc tế?

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Thứ nhất, người dân mong muốn có thẻ xanh nhưng phụ thuộc vào khả năng phủ vaccine cho người dân. Điều kiện để đi du lịch do đó hạn chế hơn về số lượng. Thẻ xanh chỉ nên áp dụng đối với địa điểm cụ thể - nơi có nguy cơ cao. Với những nơi ít nguy cơ, có nên giảm điều kiện.

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Doanh nghiệp mong muốn Chính phủ sớm phủ vaccine để tăng lượng cầu du lịch. Việc áp dụng điều kiện cao ở thời điểm hiện tại khi chưa đủ nguồn cung vaccine không khả thi ngay được. Nếu áp dụng thẻ xanh khi đi du lịch là điều không công bằng với người dân. Tiêu chí thẻ xanh không nhất thiết phải tiêm đủ 2 mũi vaccine. Điều quan trọng nhất để cấp thẻ xanh nên là chứng nhận âm tính ở thời điểm trước và sau chuyến đi. 

Thứ hai, cần có bộ tiêu chí chung về việc vận chuyển hành khách liên tỉnh. Cụ thể về thẻ xanh, đồng nhất giữa các tỉnh và sự sẵn sàng trong công tác gíam sát thẻ xanh. Liệu có thẻ xanh không chính xác hay không? Đây là tiền đề không chỉ lưu thông tỉnh mà còn để mở cửa. Nếu không làm tốt hoạt đọngo khác tê liệt.

Với sự đa dạng về độ tuổi, trình độ, có người nhận biết tốt thông tin về thẻ xanh hay điện thoại thông minh. Làm sao để thuận lợi chứng minh thẻ xanh chính xác, trên nền tảng nào 

Thứ ba, sự công nhận cần được đồng nhất. Doanh nghiệp du lịch  làm việc với khách hàng vừa phục vụ và vừa giám sát. Các doanh nghiệp có được tiếp cận nghiệp vụ để kiểm tra đúng người có thẻ xanh. Tiêu chí nào để thực hiện chủ đông. Việc chứng nhận tiêm chung nhưng hệ thống thông tin chưa công nhận. Vấn đề nhập liệu và công bố đang chậm trễ và chưa đồng bộ.

Thứ tư, khi trở thành điều kiện bắt buộc, thẻ xanh có thể làm nhái, làm giả. Cần có phương thức để kiểm tra tính chính xác của thẻ xanh. 

Thứ năm,cần có bộ quy tắc ứng xử để khách hàng trình thẻ xanh cho đơn vị không phải cơ quan chức năng.

Cuối cùng, địa phương sở hữu tài nguyên du lịch đã hiểu ra về vấn đề ưu tiên thẻ xanh, gây ra khó khăn trong lưu thông. Khoảng cách thông tin giữa trung ương và địa phương. Nhiều địa phương sau chỉ thị của Chính phủ lại lựa chọn khoanh rộng để an toàn. Điều này có thể xảy ra với thẻ xanh nếu địa phương không thực sự vào cuộc. Đối với các địa phương cấp xã phường sở hữu điểm đến du lịch, nếu không nắm rõ, họ có thể cứng nhắc và cấm tiếp cận điểm đến, công nhận thẻ xanh trên nền tảng hay văn bản cứng. 

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Tôi cho rằng, người được tiêm hai mũi vắc-xin, nguy cơ lây nhiễm, nguy cơ rủi ro thấp, có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội khác nhau. Thẻ xanh Covid-19 gần như là chứng nhận cho những người này và hiện nay trên thế giới nhiều quốc gia đều sử dụng thẻ xanh để làm bằng chứng cho khách sử dụng dịch vụ, Việt Nam cũng nên đi theo xu thế của thế giới là áp dụng thẻ xanh Covid-19.

Để áp dụng thẻ xanh Covid-19 tôi cho rằng cần thực hiện một số công việc sau: Cần thống nhất một app chung để du khách dễ dàng sử dụng, tránh trường hợp loạn áp, dẫn đến không thống nhất. Khi thống nhất các app sẽ khiến các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người dân dễ dàng sử dụng.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có sự trao đổi, hợp tác với quốc tế để có sự thừa nhận thẻ xanh Covid-19 giữa các quốc gia với nhau.

Ngoài ra, hiện trẻ em dưới 18 tuổi vẫn chưa được tiêm vắc-xin Covid-19 trong khi đó họ là một thành viên gia đình, tham gia các kỳ nghỉ do vậy cần phải có cơ chế, giải pháp để đối tượng này tham gia du lịch. 

Hiện nay người được tiêm hai mũi vẫn phải test Covid-19 thường xuyên, liệu rằng có biện pháp nào để không phải tiến hành hoặc giảm tần suất để tránh phát sinh chi phí, tạo sự thoải mái cho du khách.

Thúy Hiền, doanh nghiệp tư nhân hỏi:

Được biết, vừa qua, nhóm nghiên cứu của Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) đã thực hiện cuộc khảo sát, phân tích hàng loạt ứng dụng chứng nhận an toàn dịch bệnh của các quốc gia và tổ chức trên thế giới, nhằm giới thiệu và đề xuất Chính phủ thực hiện chương trình thí điểm thẻ thông hành xanh ở Việt Nam. Thưa ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch, xin ông chia sẻ về những nghiên cứu của TAB và việc áp dụng thẻ thông hành xanh có ý nghĩa gì với việc mở cửa ngành ngành du lịch, các dịch vụ và hoạt động của doanh nghiệp?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Hiện nay đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, khó lường và có khả năng còn lâu dài. Tiêm chủng vắc-xin cùng với thực hiện các biện pháp 5K đang là các giải pháp thiết thực để hạn chế những tác động tiêu cực của dịch Covid-19. Giải pháp chứng nhận an toàn dịch bệnh sẽ là chìa khóa để mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế, giao thông, du lịch… trong bối cảnh chung sống với đại dịch.

 

Cuối tháng 8/2021 nhóm nghiên cứu của TAB thực hiện các khảo sát, phân tích các ứng dụng chứng nhận an toàn dịch bệnh của các quốc gia và tổ chức trên thế giới, đề xuất Chính phủ thực hiện thí điểm Thẻ thông hành xanh ở Việt Nam (Vietnam Green Travel Pass) nhằm đem lại sự yên tâm cho Chính phủ, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và người dân, dưới hình thức mã QR (được mã hóa) trên điện thoại thông minh hoặc có thể in ra trên giấy để người sử dụng trình ra khi được yêu cầu để xác nhận:

+ Chứng nhận tiêm chủng vắc-xin: loại vắc-xin, ngày tiêm.

+ Chứng nhận xét nghiệm Covid-19: xét nghiệm PCR hoặc kháng nguyên, ngày xét nghiệm.

+ Chứng nhận F0 đã khỏi bệnh: ngày chứng nhận khỏi bệnh.

Mã QR có thể hiển thị màu xanh lá cây (cho phép), màu cam (cho phép có hạn chế) hoặc màu đỏ (không cho phép).

Thẻ thông hành xanh sẽ giúp phục hồi các hoạt động kinh tế và xã hội, trong đó có hoạt động du lịch.

Minh Minh hỏi:

Xin ông Hoan cho biết xu hướng du lịch sau giãn cách là như thế nào? Giá tour kích cầu liệu có giảm sâu như đợt kích cầu lần 1 nữa không?

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Flamingo, Tổng giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Xu hướng du lịch sau giãn cách người dân có thể đi theo nhóm nhỏ, phương tiện cá nhân. Cụ thể, với du lịch nghỉ dưỡng, du khách có thể lựa chọn đi kỳ nghỉ khoảng 2 ngày với thời gian đi khoảng 2 tiếng đồng hồ chạy xe, những khu nghỉ dưỡng lớn có tiện ích đầy đủ sẽ thu hút du khách.

Ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng Giám Đốc Flamingo Holding Group, Tổng Giám đốc Flamingo Redtours, Trưởng Ban truyền thông Hiệp hội Du lịch Việt Nam

Thứ hai, xu thế du lịch khám phá thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, mang tính chất khách nội vùng. Chẳng hạn, miền Bắc thì đi tuyến Đông Bắc, Tây Bắc  như Mộc Châu, Hà Giang...; miền Trung thì lên Tây Nguyên mùa hoa dã quỳ; miền Nam thì tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với các tour du lịch đặc trưng của mùa nước nổi. Đây đều là thời điểm thuận lợi để khám phá những điểm đến này.

Với giá tour, chắc chắn không giảm giá sâu. Bởi vì không còn dư địa để giảm do đã được triển khai từ những đợt kích cầu trước. Chưa kể, bản thân doanh nghiệp còn phát sinh nhiều chi phí liên quan tới quy định phòng chống dịch như phí test nhanh Covid-19, giảm 50% công suất hoạt động; các trang thiết bị phòng chống dịch khác mà thời điểm bình thường khác không có.

Dù du khách không được giảm giá nhưng các doanh nghiệp đều cam kết du khách sẽ có thêm nhiều trải nghiệm mới. Sở dĩ như vậy là do doanh nghiệp sẽ cung cấp dịch vụ cung cấp thêm các tiện ích, ưu đãi về dịch vụ để thu hút du khách. Cho nên xét về mặt tổng quát thì đây là cơ hội rất tốt để du khách có thể trải nghiệm các dịch vụ du lịch tốt nhất.

Chẳng hạn, với Flamingo, một số dịch vụ trước đây vốn phải mất phí thêm chí phí thì bây giờ đã bao gồm trong đơn giá. Theo đó, du khách có thể trải nghiệm nhiều tiện ích mới. Bên cạnh đó, du khách sẽ cảm thấy thoải mái, được phục vụ chu đáo khi đi du lịch với mật độ không quá đông do doanh nghiệp chỉ duy trì 50% công suất phục vụ.

Với các bữa ăn, nếu như trước đây không giãn cách thì chỉ tập trung tập trung vào một nhà hàng nhưng hiện nay do giãn cách nên doanh nghiệp sẽ triển khai thêm một số nhà hàng mới. Điều này đồng nghĩa với du khách sẽ có thêm không gian sân vườn để trải nghiệm, vừa an toàn chống dịch vừa thêm cảm xúc, tránh nhàm chán.

Độc giả hỏi:

Xin chia sẻ với các vị khách, các doanh nghiệp về những khó khăn mà doanh nghiệp ngành du lịch phải trải qua do đại dịch Covid-19. Các ông có thể chia sẻ tình hình của ngành du lịch và của DN mình hiện nay?

Ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng Ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch

Đầu tháng 4/2021 Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phối hợp cùng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) và Chương trình Du lịch Bền vững Thụy Sĩ (SSTP) thực hiện khảo sát ở Hà Nội, TP.HCM và 16 tỉnh/thành phố là điểm đến du lịch hàng đầu về Khả năng chống chịu của doanh nghiệp du lịch trong COVID-19.

Thứ nhất, làm giảm số việc làm, còn khoảng 61% số lao động của ngành du lịch còn giữ được việc làm nhưng thu nhập cũng bị suy giảm nhiều và rất bấp bênh.

Thứ hai, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp, khoảng 56% số doanh nghiệp cho biết doanh thu của năm 2020 chỉ còn khoảng 25% so với năm 2019.

Thứ ba, làm tăng thêm chi phí, bao gồm các chi phí phát sinh đột xuất do Covid-19 gây ra như chi phí quản lý (68% doanh nghiệp bị tác động); chi phí trợ cấp tài chính cho nhân viên phải nghỉ việc (66% doanh nghiệp trả lời)

Độc giả hỏi:

Xin chia sẻ với các vị khách, các doanh nghiệp về những khó khăn mà doanh nghiệp ngành du lịch phải trải qua do đại dịch Covid-19. Các ông có thể chia sẻ tình hình của ngành du lịch và của DN mình hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Tài, Tổng giám đốc Vietsense Travel

Sau 4 đợt dịch, Covid-19 trở thành bộ máy sàng lọc sang huỷ diệt. Đợt 1, doanh nghiệp thay đổi trạng thái và suy yếu. Đợt 2 đã làm nguồn lực du lịch cạn dần. Lần 3, doanh nghiệp kiệt quệ. Tới lần thứ 4, hư một cú đấm bồi, doanh nghiệp lớn nhất cũng hoạt động cầm chừng ở khối lãnh đạo cấp cao. Doanh nghiệp nhìn chung đã sang trạng thái chết lâm sàng, thoi thóp và hiện có những tín hiệu tích cực. 

Vietsense giống như các doanh nghiệp lữ hành khác. Tới đợt 3, loé lên tia sáng khai thác dịp đầu năm đến 30/4, tưởng chừng có thể sống sót. Tuy nhiên, từ tháng 5, doanh nghiệp du lịch phải hoạt động cầm chừng, toàn bộ nhân viên phải nghỉ. Chỉ còn giữ lại bộ máy lãnh đạo. Đến tháng gần đây, một số trong lực lượng lãnh đạo cũng phải cắt giảm. Khối văn phòng từ 40 người giờ chỉ còn 2 người. Cái khó nhất là dù hoạt động cầm chừng không có nguồn chi trả, sống bằng các khoản tích luỹ trước đây. Mặt bằng chuyển đổi sang siêu thị. 

Duy Chiến hỏi:

Xin hỏi bà Trần Nguyện, tôi nghe nói Phú Quốc sẽ được thí điểm mở cửa du lịch, vậy hiện tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng như thế nào đến Phú Quốc, và Sun Group đã chuẩn bị gì đến đón du khách đến Phú Quốc được an toàn? Cảm ơn bà.

Bà Trần Nguyện, Trưởng Ban Kinh doanh Khối Sun World (Tập đoàn Sun Group)

Bốn đợt dịch kéo dài dai dẳng suốt hơn 2 năm qua đã đem đến cho Sun Group khá nhiều khó khăn lớn chưa từng có như: Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, dòng tiền gặp khó, doanh thu từ năm 2020 luôn trong tình trạng “âm”, một số công trình, dự án bị chậm tiến độ so với kế hoạch…

Năm 2020, doanh thu bị sụt giảm 50-60% so với năm 2019, 9 tháng năm 2021 sụt giảm 50-60% so với 2020, đóng cửa triền miên. Mùa cao điểm gần như không thể đón khách.

Đặc biệt, thách thức lớn nhất đối với Sun Group là phải chứng kiến hàng chục nghìn cán bộ nhân viên trên cả nước phải nghỉ việc hoặc làm việc luân phiên, thu nhập bị ảnh hưởng, cuộc sống gia đình gặp khó khăn do đại dịch.

Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng, khó khăn trong đại dịch không chừa một ai và Sun Group đã và đang nỗ lực tìm kiếm “cơ hội trong thách thức”.

Hiện nay chúng tôi ưu tiên 03 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Đồng hành, hỗ trợ Chính phủ và các địa phương phòng chống dịch; Tập trung chăm lo đời sống cho cán bộ nhân viên ở ba miền và nỗ lực đổi mới, thay đổi chính mình để thích nghi với tình hình mới, chuẩn bị sẵn sàng tái xuất ở giai đoạn hậu dịch.

Gửi câu hỏi
captcha
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư