
-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp
-
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo
-
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia
Theo Thông tư 17/2016/TT/BTTTT quy định chi tiết về quy trình, thủ tục đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng di động do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, có hiệu lực từ ngày 12/8/2016, khi quảng cáo về dịch vụ hoặc trước khi bắt đầu/gia hạn dịch vụ, tổ chức, doanh nghiệp nội dung phải thông báo đến người dùng những thông tin tối thiểu như giá cước và cách thức tính cước dịch vụ; Tên của tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung; Số điện thoại liên hệ, hỗ trợ khách hàng; Cách thức đăng ký, gia hạn, hủy, từ chối sử dụng dịch vụ....
Nhà cung cấp dịch vụ cũng phải bảo đảm cho người dùng khả năng từ chối, hủy, tra cứu về dịch vụ đã đăng ký bằng hình thức phù hợp mà không bị thu phí, chẳng hạn như họ có thể nhắn tin tới số dịch vụ, gọi điện đến tổng đài hỗ trợ, truy cập vào trang thông tin điện tử cung cấp thông tin của doanh nghiệp...
![]() |
Từ 12/8, Nhà mạng khi gửi tin nhắn quảng cáo phải được người dùng đồng ý. |
Doanh nghiệp nội dung chỉ được phép cung cấp đúng những dịch vụ mà người dùng đã đăng ký, không thu phí đối với những dịch vụ nội dung thông tin mà người dùng không nhận được, hoặc nhận được nhưng không đầy đủ, hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu hoặc như nội dung đã quảng cáo của chính doanh nghiệp.
Đối với các dịch vụ cung cấp theo định kỳ (ngày, tuần, tháng, quý, năm...), doanh nghiệp chỉ được phép cung cấp, gia hạn dịch vụ sau khi có được xác nhận đồng ý từ phía người dùng bằng tin nhắn hoặc điện thoại, hoặc một hình thức nào khác.
Nhà mạng phải thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều 29 Nghị định 72; Tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với những tổ chức, doanh nghiệp nội dung vi phạm quy định tại điều 5 Nghị định 72 trong vòng 3 giờ kể từ khi nhận được văn bản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Người dùng có thể khiếu nại về các vấn đề liên quan đến việc cung cấp dịch vụ nội dung thông qua các hình thức văn bản, thư điện tử, số điện thoại giải đáp trực tuyến hoặc trực tiếp tại tổ chức, doanh nghiệp nội dung. Doanh nghiệp nội dung có trách nhiệm chủ trì giải quyết khiếu nại. Trường hợp phát hiện thu phí sử dụng dịch vụ sai quy định, họ có trách nhiệm thông báo tới nhà mạng để hoàn trả số tiền thu sai cho người dùng trong vòng 48 tiếng kể từ thời điểm nhận được thông báo.
Người dùng có quyền khiếu nại trong thời hạn không quá 90 ngày kể từ khi việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành. Trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại, người dùng có quyền khởi kiện vụ án dân sự ra tòa.

-
Trợ lý ảo quốc gia Rabi: Giúp bộ máy hành chính vận hành thông minh, thông suốt
-
Đường ray pháp lý giúp thương mại điện tử tăng tốc
-
Quy định về việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
-
Kaspersky công bố kết quả kinh doanh 2024: Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á với mức tăng 20%
-
Xây dựng sàn giao dịch kỹ thuật số trong nông nghiệp -
Lần đầu tiên có hệ sinh thái an ninh mạng ứng dụng AI và dữ liệu tình báo -
Danh mục dữ liệu quan trọng, dữ liệu cốt lõi -
Deloitte: AI giúp tiết kiệm khoảng 70 tỷ USD/năm -
Giữ vững “xương sống” cho hạ tầng số quốc gia -
MobiFone và VPBank hợp tác chiến lược, tích hợp toàn diện tài chính - viễn thông -
Ngành chế tạo Việt Nam trước làn sóng chuyển đổi công nghệ xanh
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower