Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 09 tháng 10 năm 2024,
Hà Nội: Hiệu quả chuyển đổi số của doanh nghiệp
D.Ngân - 23/07/2022 14:36
 
Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện chuyển đổi số thành công nhờ những biện pháp hỗ trợ từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Vừa qua, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội tổ chức Tọa đàm “chuyển đổi số công tác Quản trị tài chính - Kế toán - Thuế tại Doanh nghiệp” với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Đại diện Công ty cổ phần Misa phát biểu tại sự kiện.

Theo chuyên gia, dưới tác động của đại dịch Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp đã và đang nỗ lực tìm cách thay đổi để thích nghi và phát triển, trong đó nỗ lực thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. 

Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, thời gian qua đã có nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Cụ thể, ngày 7/1/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025 với các mục tiêu 100% doanh nghiệp tiếp cận thông tin từ chương trình, nâng cao kiến thức về chuyển đổi số và nhận được các hỗ trợ từ chương trình.

Bên cạnh đó, Nghị định 80/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó bổ sung căn cứ pháp lý triển khai các hoạt động chuyển đổi số như:

Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số, tối đa 50 triệu đồng/hợp đồng năm đối với doanh nghiệp nhỏ, 100 triệu đồng/hợp đồng/năm đối với doanh nghiệp vừa.

Hỗ trợ 50% chi phí cho doanh nghiệp thuê, mua các giải pháp chuyển đổi số, tối đa 20 triệu đồng/năm/doanh nghiệp siêu nhỏ; 50 triệu đồng/năm/doanh nghiệp nhỏ và 100 triệu đồng/năm/doanh nghiệp vừa.

Với sự trợ giúp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Xuân Hòa, Vĩnh Phúc đã tham gia một số mô hình chuyển đổi số và nhận thấy có những doanh nghiệp đã thất bại khi xây dựng hệ thống ERP (ứng dụng phần mềm đa phân hệ) hàng tỷ đồng. 

Vì vậy Xuân Hòa đã làm việc với chuyên gia tư vấn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng lộ trình chuyển đổi số cơ bản, có hướng đi và cách làm phù hợp với thực trạng công ty, đặc thù sản xuất kinh doanh, giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí cho doanh nghiệp.

Hay như Công ty TNHH Thắng Lợi, Nam Định, giá trị đầu tiên mà doanh nghiệp này nhận được với sự hỗ trợ tử Bộ Kế hoach và Đầu tư đó là sự tự tin và tầm nhìn.

Đại diện doanh nghiệp cho hay, từ tự tin công ty đã phương hướng triển khai và có người đồng hành để triển khai những quyết định và lộ trình.

Được biết, Công ty vừa đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất loT đầu tiên, từng bước số hóa, thông minh hóa các hoạt động để kiểm soát, nâng cao chất lượng quản trị và sản xuất kinh doanh.

Dù đạt được nhiều kết quả song theo ông Lê Văn Khương, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc, Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn đang tồn tại nhiều rào cản khiến công tác này chưa đạt hiệu quả kỳ vọng.

Rào cản đó là hiện nay chi phí đầu tư chuyển đổi số cao, hạ tầng công nghệ thông tin kém phát triển, giải pháp về rủi ro an ninh mạng khó tiếp cận, nguồn nhân lực chuyển đổi số hạn chế…

Còn theo ông Lê Hồng Quang, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần MISA, trong 6 tháng năm 2022 đã 24.100 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, nền kinh tế phục hồi GDP quý II năm 2022 tăng trưởng 7,72% tạo cơ hội cho doanh nghiệp bứt tốc.

Cũng theo ông Quang, làn sóng chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ khiến các doanh nghiệp chậm thay đổi sẽ dễ bị tụt hậu trên thị trường

“Các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế chuyển đổi số để cải tiến mô hình hoạt động tối ưu hơn, nhanh hơn, linh hoạt hơn”, Phó tổng giám đốc Misa nói.

Từ thực tế đó theo ông Quang, Misa đã đưa ra thị trường bộ giải pháp giúp chuyển đổi số công tác quản trị tài chính, kế toán, thuế tại doanh nghiệp với các ưu điểm như giúp kế toán dễ dàng làm việc mọi lúc mọi nơi, CEO/chủ DN có thể nắm bắt thông tin kịp thời về "sức khỏe" doanh nghiệp;

Kết nối, tích hợp dữ liệu với các đối tác, ứng dụng quản trị trong - ngoài, giúp cung cấp dữ liệu đầy đủ, tập trung, kịp thời và chính xác.

Đồng thời ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI để nhập liệu thông minh, giảm bớt các thao tác thủ công và nâng cao năng suất làm việc.

RSM Việt Nam tiếp tục chuyển đổi cho tầm nhìn 2030
Với thông điệp “Cùng nhau chuyển đổi cho Tầm nhìn 2030” được đưa ra tại buổi họp chiến lược gần đây, RSM Việt Nam sẽ khuyến khích tất...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư