
-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã -
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã
Trong năm 2024, TP. Hà Nội đã đẩy mạnh công tác kiểm tra công vụ, tập trung vào việc thực hiện kỷ cương hành chính, tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, chấp hành nội quy, quy chế làm việc, cũng như tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cùng quy trình nghiệp vụ, kết luận chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, và phong cách làm việc cũng được rà soát kỹ lưỡng.
Thành phố yêu cầu các sở, ngành và địa phương thực hiện nghiêm túc việc siết chặt kỷ luật, nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Yêu cầu này được thực hiện theo đúng tinh thần Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 7/8/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm trong giải quyết công việc thuộc hệ thống chính trị của Thành phố.
![]() |
Hà Nội tăng cường kiểm tra công vụ nhằm nâng cao thêm một bước về trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ quan, đơn vị. |
Toàn Thành phố thực hiện trên 300 cuộc kiểm tra công vụ; các sở, ban, ngành Thành phố, UBND quận, huyện, thị xã và đơn vị hiệp quản trên địa bàn Thành phố thực hiện 270 cuộc. Trong đó, kiểm tra tại 19 UBND xã, phường, thị trấn là phường Vĩnh Hưng, Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai); phường Khương Thượng (quận Đống Đa); phường Phạm Đình Hổ, Thanh Lương (Quận Hai Bà Trưng); phường Phú Thượng, Quảng An, Nhật Tân, Tứ Liên (quận Tây Hồ); phường Bồ Đề, Phúc Lợi (quận Long Biên); xã Hồng Hà, Tân Lập thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng); xã Thanh Đa, Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ)…
Cùng đó, kiểm tra công vụ theo chỉ đạo của Ban Cán sự đảng UBND thành phố cũng được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan như Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, UBND quận Tây Hồ, UBND quận Bắc Từ Liêm. Cuộc kiểm tra này tập trung vào việc tham mưu, thẩm định hồ sơ điều chỉnh dự án Khu đô thị Nam Thăng Long và các vấn đề về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, cũng như năng lực lãnh đạo và quản lý của Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thành phố đã yêu cầu các sở, ngành, địa phương siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo đúng tinh thần Chỉ thị 24-CT/TU; cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu thực sự gương mẫu, đi đầu về tinh thần trách nhiệm.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát được UBND quận thực hiện thường xuyên, tập trung vào những vấn đề bức xúc của Nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp; chú trọng xử lý các vấn đề sau kiểm tra, tăng cường kiểm tra đột xuất không báo trước (đã đột xuất kiểm tra 25 cơ quan, đơn vị, UBND 11 phường).
Sau các đợt kiểm tra công vụ, các đoàn kiểm tra đều ban hành thông báo, yêu cầu các đơn vị nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục tồn tại.
Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, công tác kiểm tra đã cho thấy đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các quận tuân thủ nghiêm túc quy định về thời gian làm việc và kỷ luật lao động. Các cơ quan hành chính đảm bảo việc phân công nhiệm vụ rõ ràng, đúng người, đúng việc, đồng thời thực hiện niêm yết và giải quyết thủ tục hành chính đúng thời gian quy định.
Để tiếp tục tạo bước chuyển mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBND về việc kiểm tra công vụ trong năm 2025.
Theo đó, thông qua hoạt động kiểm tra nhằm góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đánh giá những ưu điểm, mặt tích cực; đồng thời, phát hiện những tồn tại, thiếu sót, khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công vụ; đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý.
Đối tượng kiểm tra gồm: Các sở, cơ quan tương đương sở; đơn vị sự nghiệp; cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc; UBND quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn; doanh nghiệp nhà nước có liên quan đến nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động...
Nội dung kiểm tra việc thực hiện quy định về tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công đối với cá nhân, tổ chức, trong đó tập trung kiểm tra việc giải quyết hồ sơ hành chính của cá nhân, tổ chức theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông"; việc thực hiện quy định liên quan đến công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư; việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; việc nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính...
Việc tăng cường kiểm tra công vụ nhằm nâng cao thêm một bước về trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân của các cơ quan, đơn vị; tạo bước chuyển mạnh mẽ trong lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức…
Sở Nội vụ là cơ quan thường trực của Đoàn Kiểm tra công vụ Thành phố. Các sở, ban, ngành; UBND quận, huyện, thị xã; cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại Thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra công vụ.

-
Công nghiệp giữ vai trò chủ lực trong phát triển kinh tế Quảng Ngãi
-
Đà Nẵng không để gián đoạn công việc sau sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp
-
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp
-
Hơn 1.500 tác phẩm tham dự cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
-
Đà Nẵng sau khi sắp xếp có 16 đơn vị hành chính cấp xã -
Thay thế thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật từ cấp huyện sang cấp xã -
Đã giải quyết chế độ cho 2.181 trường hợp nghỉ theo Nghị định số 178 -
Đà Nẵng cho ý kiến về đề án hợp nhất với tỉnh Quảng Nam -
Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo -
Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone -
Sẽ trình Quốc hội thí điểm chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô