Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Hà Tĩnh: Gần 13 triệu tấn hàng hóa thông quan tại Cảng Sơn Dương
Việt Hương - 26/09/2018 16:26
 
Với độ sâu của luồng tàu ở mức đạt ở mức sâu nhất Việt Nam – cảng Sơn Dương (Kỳ Anh – Vũng Áng) đã hoàn thành 12 cầu cảng, trang bị 19 máy xếp dỡ hàng hóa, nâng khối lượng hàng hóa bốc dỡ tại đây lên đến gần 13 triệu tấn, với khoảng trên 600 lượt tàu vào ra… chỉ trong vòng 9 tháng/2018.

600 lượt tàu thông quan qua cảng nước sâu Sơn Dương

Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu quặng, than, thiết bị phục vụ sản xuất tại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS); xuất khẩu là thép cuộn của FHS và gỗ băm dăm, quặng đồng quá cảnh...

Lượng hàng hóa thông qua cảng biển tăng cao kỷ lục là nhờ từ đầu năm đến nay, Công ty FHS đã đi vào sản xuất ổn định với vòng tròn khép kín của hai lò cao nên việc nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm lớn (chiếm trên 80% sản lượng).

Cảng Sơn Dương đón tàu quốc tế trọng tải gần 100.000 tấn cập cảng
Cảng Sơn Dương đón tàu quốc tế trọng tải gần 100.000 tấn cập cảng. Ảnh Việt Hương

Năm 2008, sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư, FHS khởi công xây dựng Nhà máy gang thép khép kín với hai Lò cao sản lượng đạt 7triệu tấn phôi thép/năm và Cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo đại diện FHS cho biết: Với tổng vốn đầu tư là 11,033 tỷ USD, để thực hiện hạng mục cải thiện bổ sung các công trình bảo vệ môi trường sắp tới, dự tính mức đầu tư sẽ tăng lên đến 12,787 tỷ USD. Tổng diện tích của Dự án là 3.318,72 ha, trong đó diện tích đất liền là 2.025,37 ha và diện tích mặt nước là 1.293,35 ha; số lượng cán bộ, công nhân viên hiện nay khoảng 7.715người .

“Dưới sự ủng hộ và chỉ đạo của Chính phủ Việt Nam, đến nay FHS đã hoàn thành xây dựng 22 hạng mục, đánh dấu sự kiện toàn bộ nhà máy gang thép khép kín đã chính thức đi vào hoạt động ổn định, an toàn và mang về sản phẩm thành phẩm như mong đợi, lãnh đạo FHS cho biết.

Với vị trí là một Cảng nước sâu ở mức 23,5m – Cảng Sơn Dương nằm trong đại Dự án FDI lớn nhất Việt Nam đầu tư tại Hà Tĩnh, là điểm giữa cảng Hải Phòng ở miền Bắc và cảng Đà Nẵng ở miền Trung. Đây được xem là trung điểm trên tuyến vận tải đường biển của Đông Á nói riêng và hàng hải quốc tế nói chung tạo vị trí thuận lợi trên hành trình hàng hải thế giới và khu vực Châu Á. Đặc biệt là hội đủ nhu cầu cho việc vận chuyển xuất nhập khẩu hàng khủng qua cảng ra nước ngoài.

“Các mặt hàng nhập vào chủ yếu là quặng sắt, hóa chất, máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy thép; sản phẩm xuất ra chủ yếu là thép cuộn cán nóng, thép dây nên lượng tàu ra vào cảng Sơn Dương đang ngày một tấp nập, nâng số lượng vận chuyển hàng hóa tại đây lên con số kỷ lục nhất trong nhiều năm qua”, ông Đặng Văn Thành, Phó trưởng BQL KKT Vũng Áng nói.

Được biết, việc Formosa vận hành thành công lò cao số 2 khiến nhu cầu nhập nguyên liệu đầu vào sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đầu ra ngày một lớn, sản lượng hàng hóa thông qua cảng Sơn Dương cũng tăng cao. Dự kiến từ nay đến cuối năm, cảng sẽ có thêm khoảng 1.000 lượt tàu với khối lượng hàng hóa bốc dỡ trên 16 triệu tấn, nâng tổng khối lượng hàng hóa cả năm 2018 khoảng 23 triệu tấn, đóng góp lớn cho ngân sách tỉnh nhà.

FHS đầu tư gì để cảng Sơn Dương thuộc loại hiện đại nhất Việt Nam?

Theo đại diện FHS, tổng diện tích của cảng Sơn Dương khoảng 1.018ha, tổng chiều dài của đê chắn sóng là 5.243M,chiều dài luồng tàu là 9.044M, độ sâu của luồng tàu đạt 23,5M, có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến 200 nghìn tấn vào neo đậu, nhằm thích ứng với mùa mưa ở Việt Nam, đặc biệt quy hoạch 2 bến tàu thành phẩm có mái che.

Với tổng diện tích trên 1.000ha, chiều dài trên 5.000m, độ sâu lên đến trên 23,5m... cảng Sơn Dương trong tương lai sẽ tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 300.000 tấn cập bờ. Ảnh Việt Hương
Với tổng diện tích trên 1.000ha, chiều dài trên 5.000m, độ sâu lên đến trên 23,5m... cảng Sơn Dương trong tương lai sẽ tiếp nhận tàu trọng tải lên đến 300.000 tấn cập bờ. Ảnh Việt Hương

Trong giai đoạn một, phối hợp với quy mô hai lò cao của nhà máy thép, sản lượng xếp dỡ hàng đạt khoảng 28.600.000 tấn/năm, đã xây dựng hoàn thành 12 cầu cảng và 19 máy xếp dỡ tại cầu cảng. Khối lượng hàng hóa bốc dỡ của cảng Sơn Dương tính từ đầu năm 2018 tới tháng 8/2018 là 12.378.000 triệu tấn, 600 lượt tàu ra vào cảng.

“FHS cũng đang có ấp ủ sẽ biến Cảng Sơn Dương trong tương lai tăng hiệu suất lưu chuyển sản lượng hàng hóa thông qua cảng, tiếp tục thúc đẩy hoạt động an ninh an toàn cảng biển theo ISPS, cùng tuân thủ các quy định của pháp luật của thế giới về bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực ứng phó ô nhiễm môi trường biển, biến cảng Sơn Dương sẽ trở thành cảng biển tốt nhất Việt Nam”, đại diện FHS nhấn mạnh.

Với vị trí địa lý thuận lợi, cùng với sự đầu tư phát triển mạnh mẽ vào khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực đã và đang cuốn hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ ra hàng chục ngàn tỉ đồng xây dựng cảng Vũng Áng - Sơn Dương trở thành hệ thống bến cảng lớn, hiện đại bậc nhất ở Việt Nam.

Sau khi hai lò cao của Công ty FHS đi vào hoạt động khép kín thì cũng là thời điểm nâng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng nước sâu Sơn Dương lên đến con số khủng - 13 triệu tấn trong vòng 9 tháng/2019
Sau khi hai lò cao của Công ty FHS đi vào hoạt động khép kín thì cũng là thời điểm nâng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng nước sâu Sơn Dương lên đến con số khủng - 13 triệu tấn trong vòng 9 tháng/2019. Ảnh Việt Hương

Theo đại diện BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2 của dự án FHS dự kiến tăng tổng vốn lên 27 tỉ USD để đến 2020, Formosa Hà Tĩnh trở thành khu liên hợp gang thép lớn nhất Đông Nam Á, sản lượng thép đạt 22,5 triệu tấn, cảng nước sâu Sơn Dương với 32 cầu cảng (6 bến cho tàu 20-30 vạn DWT; 20 bến cho tàu 3-5 vạn DWT và 6 bến tàu 6.000 - 10.000 DWT), hàng hóa thông qua 85 triệu tấn. Khi đó, cảng Sơn Dương trở thành một trong những cảng biển nước sâu lớn, hiện đại nhất Việt Nam.

Phó chủ tịch UBND Hà Tĩnh, ông Dương Tất Thắng cho biết: “Với tốc độ phát triển nhanh ở khu kinh tế Vũng Áng nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung, việc đẩy mạnh phát triển cảng biển là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng biển Vũng Áng ngày càng tăng của tỉnh, của nước bạn Lào và vùng đông bắc Thái Lan. Từ đó, tăng thêm sức hấp dẫn đầu tư vào khu kinh tế Vũng Áng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của toàn vùng Bắc Trung Bộ và cả nước”.

Formosa Hà Tĩnh đã nộp 3.203 tỷ đồng thuế nhập khẩu
Trong 7 tháng đầu năm, Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nộp 3.203 tỷ đồng thuế các loại.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư