-
Bình Định phê duyệt nhà đầu tư Dự án Cụm công nghiệp Bùi Thị Xuân (phần mở rộng) -
Bắc Giang sắp có thêm khu công nghiệp Hòa Yên tổng mức đầu tư 3.745 tỷ đồng -
Quảng Trị: Nhà đầu tư kiến nghị gỡ “điểm nghẽn” tại các dự án trọng điểm -
Khởi công đầu tư dự án hơn 300 tỷ đồng tại Làng đại học Đà Nẵng -
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công
UBND tỉnh Hải Dương vừa ra Quyết định số 1961/QĐ-UBND về việc phê duyệt bổ sung; thay đổi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc tỉnh quản lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hải Dương tại Tờ trình số 3246/TTr-STC ngày 22 tháng 8 năm 2023.
Cụ thể, UBND tỉnh quyết định thay đổi phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với 1 cơ sở nhà, đất là trụ sở làm việc của Ban Quản lý rừng thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương tại Khu dân cư Tiên Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh từ phương án “giữ lại tiếp tục sử dụng” (Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 3604/QĐ-UBND ngày 29/12/2022, giữ lại toàn bộ diện tích đất 5.466,0 m2 , diện tích nhà 566,47 m2 ) sang phương án “giữ lại tiếp tục sử dụng” một phần diện tích đất là 3.561,6 m2 , diện tích nhà là 566,47 m2 , phương án “thu hồi” một phần diện tích đất là 1.904,4 m2 .
Ngày 07/09, Hội đồng giải phóng mặt bằng TP. Chí Linh thực hiện dự án Đường vào khu di tích Côn Sơn tiến hành kiểm đếm cây cối, hoa màu, tài sản vật kiến trúc trên đất đối với các hộ nhận khoán. Nguồn: Ban quản lý rừng. |
Do phần diện tích đất 1.904,4 m2 của trụ sở làm việc của Ban Quản lý rừng nằm trong quy hoạch dự án Đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (đoạn từ Quốc lộ 37 vào Chùa Côn Sơn), thuộc danh mục thu hồi để thực hiện dự án (quy định tại Nghị quyết số 56/NQ-HĐND ngày 08/12/2021 của HĐND tỉnh Hải Dương).
UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Chí Linh, Ban Quản lý rừng và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu và hồ sơ pháp lý của các cơ sở nhà, đất nêu trên.
Bên cạnh đó, thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có tài sản tiếp tục quản lý, bảo quản tài sản đến khi thực hiện xong phương án được phê duyệt. Thực hiện hạch toán tăng, giảm tài sản, cập nhật biến động về nhà, đất vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định.
Khu di tích lịch sử Côn Sơn. |
Trước đó, dự án xây dựng đường vào khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc có tổng mức đầu tư là 250 tỷ đồng.
Do khái toán kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án lập tăng so với thời điểm lập, phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Giá nhiên liệu, vật liệu tăng đột biến, giá nhân công được điều chỉnh theo công bố giá nhân công xây dựng trên địa bàn tỉnh tại văn bản số 1689/SXD-QLN ngày 3/11/2022 của Sở Xây dựng. Dự án đã được trình điều chỉnh tổng vốn đầu tư là 279 tỷ đồng. Mức đầu tư này tăng hơn 29 tỷ đồng so với mức đầu tư đã được phê duyệt tại Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 12/7/2021 của HĐND tỉnh. Nguồn vốn đầu tư dự án điều chỉnh có 200 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và hơn 79 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh từ nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Tại phiên họp thường kỳ tháng 9 (lần 2), UBND tỉnh Hải Dương đã thống nhất điều chỉnh giảm 206 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách địa phương năm 2023 của 3 dự án không có khả năng giải ngân trong năm 2023 và 1 dự án dư vốn.
Nguồn vốn điều chỉnh giảm đó để bổ sung cho 4 dự án chuyển tiếp thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được bố trí vốn ngân sách trung ương trong dự toán ngân sách năm 2023. Trong đó có xây dựng đường vào khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (đoạn từ quốc lộ 37 vào chùa Côn Sơn).
Dự án đường vào khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc (đoạn từ QL 37 vào chùa Côn Sơn) được xây dựng trên 2 tuyến cần thực hiện thu hồi đất của Ban quản lý rừng đang quản lý gồm: Đất trồng cây ven hồ Côn Sơn, đất vườn cây ăn quả Côn Sơn, đất trồng cây lâu năm (cây vải) và đất trụ sở Ban quản lý rừng tỉnh Hải Dương.
Khu di tích lịch sử Côn Sơn. |
Dự án hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông TP. Chí Linh nói riêng và tỉnh Hải Dương nói chung, kết nối giao thông đồng bộ, thuận lợi cho người dân, phù hợp với quy hoạch và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân đặc biệt trong dịp lễ hội khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc.
-
Nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất: Tạo động lực thu hút đầu tư -
An Giang: Giải phóng mặt bằng là nút thắt lớn nhất trong giải ngân vốn đầu tư công -
Sửa luật để thêm ưu đãi đón “đại bàng” -
Hưng Yên thu hút các dự án FDI có hàm lượng công nghệ cao -
Đưa Cà Mau trở thành tỉnh khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long -
TP.HCM: Hơn 3.000 dự án đầu tư công không vướng thủ tục nhưng giải ngân ì ạch -
Nhà đầu tư chưa sẵn sàng rót vốn vào 5 dự án BOT tại TP.HCM
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 25/11 -
2 Góc nhìn TTCK tuần cuối tháng 11: Thời điểm phù hợp để bắt đầu giải ngân, tích lũy cổ phiếu -
3 Công nghiệp xi măng đang... sống mòn -
4 Trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi vành đai 4 TP.HCM vốn 122.774 tỷ đồng -
5 Hỗ trợ dự án BOT giao thông gặp khó về tài chính
- Tích hợp công nghệ, đón đầu xu hướng Welly Fitness chính thức có mặt tại Hải Phòng
- Kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu tăng trưởng ấn tượng
- MIPA mở rộng nhận diện thương hiệu tại thị trường Việt Nam
- Bảo Việt Nhân Thọ phát triển bền vững vì một Việt Nam an bình và thịnh vượng
- 40 năm phát triển vững vàng, Mitsubishi Cleansui đồng hành cùng cuộc sống khỏe
- Vietnam Airlines Group thuê thêm 4 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025