
-
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến cảng số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt
-
Hải Phòng được phong tặng danh hiệu “Thành phố Anh hùng”
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng -
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn
Tham dự buổi đối thoại có lãnh đạo thành phố, Giám đốc các sở, ban ngành; đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Hải Phòng, ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hải Phòng, các hiệp hội và gần 300 doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố.
![]() | ||
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng lắng nghe các đề xuất, kiến nghị của cộng đồng doanh nghiệp (Ảnh: Thu Lê) |
Tính đến hết tháng 6/2013, Thành phố Hải Phòng có khoảng 10.800 doanh nghiệp đóng mã số thuế và tạm ngừng hoạt động (chiếm trên 49% tổng số doanh nghiệp của Thành phố); 39 doanh nghiệp và 29 chi nhánh, văn phòng đại diện tiến hành thủ tục giải thể và chỉ có khoảng 921 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (giảm 19,6% về số doanh nghiệp và giảm 38,6% lượng vốn đăng ký so với cùng kỳ).
Phát biểu tại hội nghị, ông Đan Đức Hiệp, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hải Phòng cho biết, khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp còn rất hạn chế, tổng nguồn vốn huy động hiện tại ước tăng 34%, nhưng tổng dự nợ cho vay lại giảm 3% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi chi phí đầu vào cho sản xuất tiếp tục tăng, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đình trệ, số doanh nghiệp có lãi chiếm tỉ lệ thấp.
Theo tổng kết của UBND Thành phố Hải Phòng, đến nay đã có 93 đề xuất, kiến nghị của 68 doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp. Các ý kiến tập trung chủ yếu vào một số vấn đề như vốn, lãi suất, tín dụng; thủ tục hành chính; giá thuê đất; thủ tục giao đất, cho thuê đất; giải phóng mặt bằng,...
Phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn ghi lại một số ý kiến, đề xuất của doanh nghiệp:
Ông Phí Văn Dực, Giám đốc VCCI Hải Phòng: Theo số liệu mà VCCI Hải Phòng đã tiến hành khảo sát 300 doanh nghiệp về triển vọng hoạt động trong năm 2013 cho thấy: có 70% DN cho biết sẽ cố gắng giữ mức như năm 2012; 22% tin tưởng tình hình kinh doanh sẽ tốt lên trong năm 2013 và chỉ có 8% nhận định sẽ khó giữ mức như năm 2012. Với những nhận định trên của các doanh nghiệp, chúng ta có thể hy vọng tình hình phát triển kinh tế của Thành phố sẽ có những chuyển biến tích cực và có chiều hướng đi lên. Bà Đào Thị Kim Ngân, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Thành phố Hải Phòng: Khó khăn lớn nhất đối với doanh nghiệp hiện nay là việc tiếp cận nguồn vốn. Nếu thắt chặt tín dụng, doanh nghiệp không được cơ cấu lại nợ nữa và nợ đang có sẽ chuyển thành nợ xấu. Như vậy, doanh nghiệp sẽ rất khó khăn trong việc tiếp tục vay vốn để hoạt động, kinh doanh. Dù lãi suất được giảm nhưng doanh nghiệp không thể vay được vốn thì giảm lãi suất cũng không còn nhiều ý nghĩa đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp. Ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Hải Phòng: Thị trường BĐS Hải Phòng hiện nay đang rất trầm lắng. Các dự án nhà ở thương mại gần như không có giao dịch, nhưng dự án nhà ở thu nhập thấp (chung cư Bắc Sơn) vẫn có người mua và đã bán gần hết. Điều đó cho thấy, sức mua của thị trường tuy không mạnh nhưng giao dịch vẫn diễn ra và đang tập trung vào phân khúc nhà ở xã hội. Do đó, Thành phố cần dành quỹ đất để phát triển các dự án nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn Thành phố. Ngoài yếu tố về quỹ đất, vốn, lãi suất ngân hàng, chính sách hỗ trợ nhà đầu tư cũng là những yếu tố gây khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản khi muốn triển khai các dự án nhà ở xã hội. Nếu Thành phố không có những chính sách hỗ trợ để phát triển các dự án nhà ở xã hội thì người dân Hải Phòng sẽ không có cơ hội sử dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Vì người dân không có sản phẩm để mua, trong khi các tỉnh, thành phố khác, nhu cầu vay vốn rất lớn mà nguồn vốn thì có hạn. |
Thu Lê
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Nhật Bản
-
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục
-
Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương năm 2025
-
Quảng Ngãi thống nhất dừng triển khai dự án khu đô thị 3.800 tỷ đồng
-
Việt Nam và Nhật Bản gia tăng hợp tác về công nghệ cao, chuyển đổi xanh, bán dẫn -
Hà Nội: 96% người dân đồng thuận phương án sắp xếp, đặt tên phường, xã mới -
Hà Nam thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính -
Bộ Tài chính yêu cầu các đơn vị trực đảm bảo an toàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 -
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru -
Hợp tác phát triển khu công nghiệp và thương mại giữa Việt Nam và Quảng Đông (Trung Quốc) -
Vĩnh Long kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước, đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế