-
Bình Định điều động, bổ nhiệm nhiều nhân sự lãnh đạo -
Doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vào Đà Nẵng -
Bộ Công an và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Quy chế phối hợp công tác -
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài
Theo ông Nguyễn Đức Thọ, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng, triển khai chương trình mục tiêu quốc gia và phát triển bền vững Thành phố về xây dựng Nông thôn mới (NTM), tính đến nay, các địa phương đang rà soát kết quả thực hiện theo Bộ tiêu chí NTM cấp xã giai đoạn 2021-2025, triển khai các giải pháp để hoàn thành tiêu chí NTM kiểu mẫu đối với 8 xã thí điểm từ năm 2020.
Đối với 14 xã xây dựng NTM kiểu mẫu chuyển từ năm 2021 sang, năm nay, Thành phố bố trí hơn 1.200 tỷ đồng cho 14 xã đầu tư xây dựng 278 công trình. Hiện, các địa phương đã hoàn thành 43/49 công trình triển khai từ năm 2021, đang tập trung hoàn thiện các thủ tục để triển khai đầu tư các công trình năm 2022. Về giải ngân đầu tư công, tổng vốn đã cấp (năm 2021, 2022) cho 14 xã trên là 1.750 tỷ đồng. Trong đó, có 589,818 tỷ đồng đã được giải ngân, đạt 34%.
Đối với 35 xã xây dựng NTM kiểu mẫu từ năm 2022, Thành phố đã chấp thuận bố trí kinh phí từ ngân sách Thành phố cho 35 xã đầu tư 800 công trình NTM kiểu mẫu (thực hiện trong 2 năm 2022-2023). Trong năm 2022, ngân sách thành phố bố trí 1.400 tỷ đồng cho các địa phương để triển khai thực hiện. Tất cả các huyện đều cam kết sẽ hoàn thành các công trình và giải ngân hết vốn đầu tư đã bố trí trong năm 2022.
Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu hết năm 2022 thành phố có 22 xã (8 xã năm 2020 và 14 xã năm 2021) được công nhận đạt chuẩn xã NTM kiểu mẫu, UBND TP.Hải Phòng đề nghị thời gian tới các Sở, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương tập trung quyết liệt cho công tác giải phóng mặt bằng triển khai các công trình NTM kiểu mẫu tại các xã.
Theo đó, phấn đấu hết quý III/2022 giải ngân được nguồn ngân sách đầu tư cho việc triển khai các công trình NTM kiểu mẫu tại 22 xã. Bên cạnh đó, rà soát, các trường hợp đặc biệt liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố xem xét, giải quyết; bảo đảm trong năm 2022 hoàn thành 100% các công trình được bố trí từ ngân sách Thành phố.
Huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng phấn đấu hết năm 2022 đạt chuẩn huyện NTM. Ảnh - Hồng Phong |
Đối với chương trình xây dựng huyện NTM, UBND TP.Hải Phòng đề nghị 2 huyện Vĩnh Bảo, An Lão căn cứ vào Bộ tiêu chí quốc gia huyện NTM, hướng dẫn tiêu chí của các Sở, ngành Thành phố rà soát lại kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí, đề xuất cụ thể các nội dung, dự toán kinh phí cụ thể để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt. Từ đó, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị triển khai trình tự, thủ tục xét công nhận huyện đạt chuẩn NTM.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương quy trình, phương pháp phân loại, thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Trong đó, cân đối, ưu tiên nguồn kinh phí do ngành được giao cho 2 huyện NTM (Vĩnh Bảo, An Lão) triển khai mô hình thu gom, xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 833/QĐ-TTg ngày 14/7/2022 công nhận huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
Phó Thủ tướng giao UBND TP.Hải Phòng có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Thủy Nguyên tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng NTM.
Huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020 |
Trong thời gian qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủy Nguyên luôn vượt mục tiêu, kế hoạch đề ra và duy trì ở mức cao. Huyện Thủy Nguyên có điều kiện tự nhiên, lợi thế về tài nguyên khoáng sản, phát triển kinh tế biển, du lịch, ngành nghề truyền thống; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; chuyển dịch các ngành nhanh theo hướng dự án được xây dựng mới, các doanh nghiệp cũng phát triển cả về số và chất lượng, kết cấu hạ tầng giao thông được đầu tư hiện đại, đồng bộ. Trên địa bàn huyện có nhiều công trình, di tích lịch sử, văn hóa là tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tâm linh như: di tích Bạch Đằng Giang (thị trấn Minh Đức), di tích bãi cọc Cao Qùy (xã Liên Khê), bãi cọc Đầm Thượng (xã Lại Xuân)...
Trong đó, phát triển nhanh về quy hoạch đô thị để tạo đà xây dựng thành Thành phố trực thuộc Thành phố Hải Phòng vào năm 2025. Đặc biệt là việc xây dựng NTM kiểu mẫu, huyện đã xác định rõ tầm quan trọng của chương trình này nên dày công tập trung mọi nguồn lực để đưa huyện đi đầu trong sự nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn.
-
Tăng trưởng điện ở miền Bắc đạt 10,3% -
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm của Thủ tướng Lý Cường -
Hải Phòng thúc đẩy quan hệ hợp tác với tỉnh Gunma (Nhật Bản) -
Phân cấp về thẩm quyền quyết định chuyển giao dữ liệu ra nước ngoài -
Thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị chính thức lên đô thị loại II -
Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng -
Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc: Lấy kết nối làm trọng tâm, lấy đổi mới sáng tạo làm động lực vươn lên
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk