
-
Những thành tựu nổi bật của Hải Phòng trong phát triển kinh tế
-
Tổ hợp khách sạn và dịch vụ du lịch CYAN gặp khó vì thủ tục đất đai
-
Động lực giải ngân đại dự án
-
Hải Phòng: Quy hoạch là động lực và cơ hội bứt phá -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025
Hải Phòng sẽ là một trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng đường biển |
Động lực mới
Tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ tiếp tục đề xuất cho Hải Phòng được thí điểm thành lập và tổ chức hoạt động Khu thương mại tự do thế hệ mới. Đây sẽ là khu vực có ranh giới địa lý xác định, nơi thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội, mang tính đột phá, nhằm thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, dịch vụ thúc đẩy xuất khẩu, công nghiệp, hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Khu thương mại tự do Hải Phòng sẽ được tổ chức thành các khu chức năng: khu sản xuất, khu cảng và hậu cần cảng - logistics, khu thương mại - dịch vụ và các loại hình khu chức năng khác theo quy định pháp luật.
Dự thảo Nghị quyết đề xuất phân cấp cho HĐND TP. Hải Phòng quyết định thành lập, mở rộng, điều chỉnh ranh giới Khu thương mại tự do Hải Phòng gắn với Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng tương tự khu công nghiệp. Tổng diện tích khoảng 6.470 ha, tương đương gần 12,5 lần diện tích bình quân của một khu công nghiệp ở Hải Phòng, khoảng 30% diện tích khu kinh tế.
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh trong Khu thương mại tự do thế hệ mới Hải Phòng, Dự thảo Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù ưu đãi. Đó là đơn giản hóa thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, kinh doanh; thủ tục xuất nhập khẩu; thủ tục xuất nhập cảnh, tạm trú và giấy phép lao động, thủ tục đất đai, đầu tư xây dựng; tối ưu hóa ưu đãi đầu tư về tiền thuê đất, thuê mặt nước, thuế; hoạt động đầu tư, kinh doanh khác trong Khu thương mại tự do Hải Phòng.
Ngoài ra, để thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa, tại chỗ” đối với Khu thương mại tự do Hải Phòng, Dự thảo Nghị quyết quy định, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng được thực hiện chức năng quản lý nhà nước trực tiếp đối với các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, ông Phan Văn Mãi cho hay, việc thí điểm thành lập khu thương mại tự do là cần thiết, thể hiện quyết tâm chính trị của Hải Phòng và Chính phủ.
Theo Nghị quyết số 45-NQ/TW, Bộ Chính trị xác định rõ mục tiêu phát triển Hải Phòng: “Đến năm 2030, Hải Phòng trở thành thành phố công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững tầm cỡ khu vực Đông Nam Á; trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao… Đến năm 2045, Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới”.
Với định hướng trên, việc thành lập Khu thương mại tự do sẽ là động lực mới cho tăng trưởng để hiện thực hóa mục tiêu Hải Phòng trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á.
Thúc đẩy thu hút đầu tư
Theo ông Lê Trung Kiên, Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng, Hải Phòng có khu vực phía Nam còn nhiều dư địa phát triển. Khu thương mại tự do Hải Phòng dự kiến nằm trong Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, được xem như “trái tim” của Khu kinh tế, với phạm vi vừa đủ để thí điểm các cơ chế, chính sách vượt trội nhằm tăng tính hấp dẫn đặc biệt đối với nhà đầu tư.
Khu thương mại tự do được kỳ vọng sẽ tạo cú hích phát triển đa dạng các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế trên các lĩnh vực công nghệ sản xuất tiên tiến, dịch vụ thương mại chất lượng cao, đổi mới sáng tạo đột phá, du lịch hấp dẫn, bất động sản tiềm năng và y tế hiện đại.
Cũng theo ông Kiên, việc thành lập khu thương mại tự do giúp đổi mới phương thức quản lý, điều hành của Nhà nước, đổi mới hành chính theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin. Với môi trường đầu tư quốc tế, thì yêu cầu tất yếu với nhà quản lý, nhà đầu tư trong nước là phải thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quản trị doanh nghiệp để thích nghi, từ đó nâng cao năng lực và tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến của thế giới.
Ngoài ra, việc tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh thái sản xuất và dịch vụ trong Khu thương mại tự do, như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế, phí khác, thông quan nhanh, giảm chi phí, thời gian và thủ tục…, sẽ là động lực rất lớn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mạnh dạn đầu tư, mở rộng thị trường để tham gia sâu chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Hải Phòng: Sức hút mới từ khu thương mại tự do -
Hoàn thành nhiệm vụ cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc trong năm 2025 -
Vốn đầu tư công tại TP.HCM bị đọng trong các dự án trọng điểm -
Những dự án hạ tầng thúc đẩy phát triển Hải Phòng -
Quảng Ngãi thu hồi, chuyển đổi mục đích gần 500 ha đất để thực hiện 29 dự án -
Tập đoàn Trung Nam hợp tác cùng Power China sản xuất trụ, cánh điện gió tại Ninh Thuận -
Kỳ vọng chính sách “khoán 10” trong đầu tư đường sắt
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới