
-
Quy định về phân cấp, phân quyền của chính quyền địa phương trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
-
Các cơ quan của TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương di chuyển về Trung tâm Chính trị - Hành chính mới
-
Cải cách hành chính Hà Nội bước vào giai đoạn chuyển đổi số thực chất
-
Việt Nam - Áo ký hiệp định hợp tác tài chính 150 triệu Euro
-
Chủ tịch Đà Nẵng Lê Trung Chinh xin nghỉ hưu trước tuổi -
TP. Thủ Đức thí điểm miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ đầu năm 2026
Ngày 19/6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến làm việc với UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xử lý sự cố đập chính và phương án đảm bảo an toàn vùng hạ du công trình hồ Núi Cốc.
![]() |
Khoan thăm dò chất lượng thân đập chính hồ Núi Cốc để xây dựng phương án gia cố, sửa chữa. Ảnh: TTXVN |
Báo cáo kiểm tra công trình trước mùa mưa bão của Sở Nông nghiệp Thái Nguyên nêu rõ, đập chính hồ Núi Cốc có hiện tượng thấm nhỏ ở vai bờ tả phía hạ lưu, từ cao trình 45 m đến 46 m. Tại cao trình 44 m hạ lưu bờ tả có hiện tượng thấm nhiều và lan rộng. Rãnh thoát nước hạ lưu đập tại cao trình 32 m và 42 m bị đổ gãy chiều dài 200 m làm tụt các tấm lát mái.
Ngày 14/6, UBND tỉnh Thái Nguyên đã quyết định công bố tình trạng khẩn cấp đập chính hồ Núi Cốc; tổ chức trực 24/24h tại hiện trường để theo dõi diễn biến sự cố. Tỉnh cũng lập phương án xử lý khẩn cấp và chuẩn bị điều kiện cần thiết để thi công khắc phục sự cố, đảm bảo hoàn thành trước ngày 20/8.
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi tỉnh được giao làm chủ đầu tư dự án xử lý cấp bách đập chính hồ Núi Cốc, đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi là Tổng công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam. Với tổng mức đầu tư dự án trong giai đoạn xử lý cấp bách dự kiến là 47 tỷ đồng, chủ đầu tư sẽ khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập; làm lại hệ thống tiêu thoát nước thân đập; khôi phục thiết bị quan trắc thấm...
Tại hội nghị hôm nay, cổng thông tin điện tử Thái Nguyên cho biết, các chuyên gia đầu ngành thủy lợi đã góp ý việc khoan phụt tạo màng chống thấm toàn bộ thân đập phải đề cập rõ hình thức, vị trí khoan phụt. Trường hợp cần thiết, cần đưa ra phương án phá một trong 7 đập phụ để giữ đập chính; có phương án phòng chống lũ lụt, di dân, đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.
![]() |
Hồ Núi Cốc là địa điểm du lịch hấp dẫn. Ảnh: Dulich24. |
Núi Cốc là hồ nước ngọt nhân tạo, hình thành sau khi đập ngăn sông Công được xây dựng từ năm 1973 đến 1982. Hồ gồm một đập chính dài 480 m và 7 đập phụ. Mặt hồ rộng 25 km2, sâu 35 m, dung tích trên 100 triệu m3, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho 12.000 ha đất, giảm nhẹ lũ hạ lưu sông Cầu, đáp ứng dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng và nuôi cá.

-
Quy định về phân cấp, phân quyền của chính quyền địa phương trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch
-
Các cơ quan của TP. Hải Phòng, tỉnh Hải Dương di chuyển về Trung tâm Chính trị - Hành chính mới
-
Cải cách hành chính Hà Nội bước vào giai đoạn chuyển đổi số thực chất
-
Việt Nam - Áo ký hiệp định hợp tác tài chính 150 triệu Euro
-
Chủ tịch Đà Nẵng Lê Trung Chinh xin nghỉ hưu trước tuổi -
TP. Thủ Đức thí điểm miễn giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ từ đầu năm 2026 -
Kinh tế Hải Dương kiên định mục tiêu tăng trưởng -
HĐND TP. Đà Nẵng họp kỳ cuối cùng sau 28 năm vận hành -
Theo dõi chặt diễn biến về giá cước vận tải biển -
Để có một nền kinh tế khỏe mạnh, năng động -
Thủ tướng Chính phủ công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
-
Doanh nhân Hoàng Mai Chung được vinh danh tại I4.0 Awards: Chọn công nghệ để kiến tạo thị trường bất động sản bền vững
-
PPL vận chuyển và hạ thủy thành công trạm biến áp ngoài khơi nặng kỷ lục gần 4.000 tấn
-
Meey Group “ẵm” liền 2 giải tại I4.0 Awards lần thứ tư
-
Tasco bầu Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
Công ty Xi măng Long Sơn: Từ vùng đá vôi Bỉm Sơn vươn tầm quốc tế
-
SeABank thông báo mời thầu