
-
Hà Nội chốt phương án, tên gọi 126 phường, xã mới
-
Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia Mỹ ưu tiên đàm phán về thuế quan
-
Thông qua Nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất Kon Tum và Quảng Ngãi
-
Hà Nội không yêu cầu nộp lại hồ sơ giấy nếu đã có hồ sơ điện tử hợp lệ
-
Bộ Tài chính bãi bỏ 8 Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước -
Đà Nẵng bổ nhiệm bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch
Trong trường hợp ngược lại, Quốc hội sẽ phải có phương án 2, bởi thời hạn giao đất theo Luật Đất đai 1993 đang rất gần (ngày 1/7/2013).
![]() | ||
Từ thời điểm triển khai lấy ý kiến đến nay, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi là dự luật nhận được nhiều ý kiến đóng góp nhất, với gần 7 triệu lượt. Đây cũng là dự luật có “số phận long đong” nhất, khi bắt đầu được đưa vào chương trình xây dựng luật của Quốc hội năm 2009, nhưng đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII mới được đưa vào thông qua.
Mặc dù được xây dựng trong một thời gian khá dài, nhưng đến nay, Dự thảo vẫn chưa đạt sự đồng thuận cao của người dân, nhà quản lý, giới chuyên môn và cả những người làm luật. Rất đơn giản, bởi đây là dự luật ảnh hưởng sâu, rộng và trực tiếp nhất đến đời sống của 90 triệu người dân Việt Nam và đến hoạt động đầu tư - kinh doanh trong nước và nước ngoài.
Tới thời điểm hiện tại, Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục tranh luận để đi tới thống nhất. Những quy định như thu hồi đất, giá đất, tích tụ đất đai, xóa bỏ hạn điền, hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chế độ sử dụng đất nông nghiệp, việc giao đất, quản lý đất đai của các nông, lâm trường, quy định của pháp luật về định giá đất… vẫn chưa nhận được sự đồng thuận cao. Các vấn đề về chủ thể thu hồi đất, phương thức thu hồi đất, định giá, chế độ sở hữu… cũng đang có nhiều luồng ý kiến trái chiều.
Một trong những lo ngại lớn nhất là Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chưa thể hiện rõ tầm nhìn dài hạn và chưa có những quy định đảm bảo ngăn chặn được tham nhũng, vốn là vấn đề “di căn” nguy hiểm trong lĩnh vực đất đai. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng, nên cân nhắc việc có nên lùi thời hạn thông qua Luật Đất đai sửa đổi để có thời gian bổ sung, hoàn thiện Dự thảo luật này.
Người dân đang trông đợi từng ngày, từng giờ Luật Đất đai sửa đổi được ban hành, song đó phải là một bộ luật đáp ứng được ý chí, nguyện vọng, mong mỏi chính đáng của người dân, của doanh nghiệp, của nhà đầu tư và đảm bảo hài hoà lợi ích quốc gia. Bộ luật đó phải nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, sát với thực tế, đi vào cuộc sống, chứ không phải là sự áp đặt khiên cưỡng.
Trong khi khả năng thông qua dự luật trên vẫn còn bỏ ngỏ, thì ngay lúc này, có lẽ Quốc hội cũng nên cân nhắc “kế hoạch B” dự phòng khả năng Dự luật không được thông qua. Lý do là, từ ngày 1/7/2013, thời hạn giao đất 20 năm theo quy định của Luật Đất đai 1993 đã hết và cơ quan quản lý sẽ phải làm thủ tục hành chính mới cho hàng triệu trường hợp sử dụng đất đến hạn, trong khi cơ sở pháp lý xử lý vấn đề này vẫn đang được bàn thảo.
Hữu Tuấn
-
Bộ Tài chính bãi bỏ 8 Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước -
Đà Nẵng bổ nhiệm bà Trương Thị Hồng Hạnh làm Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch -
Sớm nâng thương mại song phương Việt Nam - Campuchia lên 20 tỷ USD -
50 năm Đồng Tháp viết tiếp trang sử hào hùng cùng đất nước -
Trà Vinh đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh -
Đà Nẵng ban hành nghị quyết về xây dựng Trung tâm tài chính -
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến cảng số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)