Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 28 tháng 03 năm 2024,
Khai mạc Diễn đàn Phát triển Việt Nam: Đòn bẩy của tăng trưởng bền vững
Hà Nguyễn - 13/12/2017 08:22
 
Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) năm 2017, với chủ đề “Tăng năng suất, đòn bẩy của tăng trưởng bền vững” diễn ra vào sáng nay (13/12) sẽ là cơ hội để Việt Nam tìm ra lời giải cho bài toán tăng trưởng kinh tế bền vững.

Tăng trưởng bền vững hiện là thách thức lớn với Việt Nam, bởi là một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao, song tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã và đang giảm khá nhanh: từ 7,3% trong giai đoạn 1990 - 2000, xuống 6,7% (2001 - 2010) và tiếp tục giảm xuống 5,96% (2011 - 2016).

.
.

Nguy cơ tụt hậu, vì thế là có thật và nhiều lần được cảnh báo. Cơ hội thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực vì thế cũng phần nào sút giảm. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã chỉ ra rằng, nếu chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm, thì phải gần 20 năm nữa, Việt Nam mới đạt mức thu nhập bình quân đầu người gần bằng mức mà Malaysia đã đạt trong năm 2010 và hơn 10 năm nữa mới bằng Thái Lan.

Năm nay, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt 6,7%. Ngay trước thềm VDF 2017, Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam và nhấn mạnh rằng, tăng trưởng GDP của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mức 6,7% trong năm nay. Đó là mức tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Nhưng tăng trưởng 6,7% liệu đã đủ? Trong tầm nhìn ngắn hạn, đó là một thành tựu rất đáng tự hào. Song trong dài hạn, điều quan trọng là làm sao để Việt Nam có thể thoát bẫy thu nhập trung bình, tránh nguy cơ tụt hậu và thu hẹp khoảng cách phát triển? Hoặc ít nhất, làm sao để có thể đạt GDP bình quân 6,85%/năm trong 3 năm tới, hay 6,5-7% cho cả giai đoạn 2016 - 2020?

Khi các động lực tăng trưởng cũ đã dần tới hạn, khi cách thức tăng trưởng cũ (chủ yếu dựa vào việc gia tăng vốn đầu tư, thâm dụng lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên...) đã không còn phù hợp, thì đòn bẩy cho tăng trưởng bền vững chính là vấn đề tăng năng suất.

Thực tế, không phải tới bây giờ, câu chuyện tăng năng suất mới được đề cập. Từ lâu, Chính phủ đã coi tăng năng suất lao động là một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Điều này càng đặt ra rốt ráo hơn bao giờ hết trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang làm biến chuyển thế giới.

Không dựa vào khoa học - công nghệ, không phát triển kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại, không phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý và hiệu quả, không thu hẹp khu vực kinh tế phi chính thức… kinh tế Việt Nam không thể tăng trưởng nhanh, bền vững.

Năng suất lao động của Việt Nam dù đã được cải thiện trong thời gian qua, song vẫn ở mức thấp so với nhiều quốc gia trong khu vực và thấp so với nhu cầu phát triển. Năm 2017, năng suất lao động của toàn nền kinh tế đã tăng 5,87%, cao hơn mức tăng 5,29% của năm 2016, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trong khu vực.

Trong khi đó, tăng năng suất lao động đang ngày càng đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Minh chứng là yếu tố này đã đóng góp khoảng 89% tăng trưởng GDP năm 2017, cao hơn khá nhiều so với mức 66,3% giai đoạn 1990 - 2000 và 61,9% giai đoạn 2000 - 2012. Những con số biết nói đó cho thấy, không tăng nhanh năng suất lao đoonjg, Việt Nam không thể nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP.

Nhưng làm cách nào để tăng năng suất lao động? Bài toán có thể sẽ tìm ra lời giải tại VDF 2017 hôm nay. Chính phủ Việt Nam đang đặt kỳ vọng vào sự tham vấn chính sách từ các đối tác phát triển một cách cụ thể và rõ ràng hơn nữa, để tìm ra hướng đi đúng đắn cho nền kinh tế đất nước.

Bài toán xuất siêu bền vững
Trong 11 tháng qua, Việt Nam ước xuất siêu khoảng 2,75 tỷ USD, cao nhất kể từ trước tới nay. Con số sẽ lớn hơn, nếu nhập siêu của khu vực trong...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư