Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 12 tháng 01 năm 2025,
“Khiên thép” bảo vệ môi trường mạng
Hữu Tuấn - 24/06/2018 13:19
 
Luật An ninh mạng vừa được thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, sẽ là một “tấm khiên” bảo vệ an ninh quốc gia, quyền và lợi ích của người dân cũng như doanh nghiệp.

Bảo vệ cá nhân, doanh nghiệp trong không gian mạng

Ngay sau khi Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng, ông Nguyễn Thanh Hồng, Thường trực Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết: “Luật An ninh mạng không ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet. Ngược lại, luật này tạo ra một cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước”.

.
Luật An ninh mạng tạo ra một cơ chế pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đối tác nước ngoài...

Đại biểu Quốc hội Thào Xuân Sùng (Hà Giang) cho rằng, trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, việc ban hành Luật An ninh mạng sẽ đóng góp vai trò pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân, doanh nghiệp, đối tác nước ngoài... 

“Quốc hội đã quyết định đúng đắn khi biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng. Tôi tin rằng, những quy định tại Luật An ninh mạng sẽ giúp Việt Nam có một môi trường tốt để thu hút đầu tư, thực hiện các hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước. Tôi hy vọng người dân sẽ ủng hộ Luật An ninh mạng”, đại biểu Quốc hội Hồ Thanh Bình (An Giang) chia sẻ.

Không có chuyện đại gia xuyên biên giới rút khỏi Việt Nam

Một tuần sau khi Luật An ninh mạng được biểu quyết thông qua, đã có nhiều đồn đoán về khả năng một số doanh nghiệp công nghệ thông tin, mạng xã hội sẽ rút khỏi Việt Nam vì không đáp ứng yêu cầu đặt máy chủ lưu trữ thông tin tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thanh Hồng cho biết, Facebook và Google vẫn chưa có bất cứ phản hồi nào về Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội thông qua. Ông Hồng cũng khẳng định, việc quy định lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam” là khả thi, phù hợp với pháp luật trong nước, thông lệ quốc tế, không trái với các điều ước mà Việt Nam tham gia, cũng không cản trở hoạt động của doanh nghiệp. 

Google, Facebook, Amazon, Apple là những công ty chuyên cung cấp dịch vụ trực tuyến trên không gian mạng, có thể gây ảnh hưởng lớn tới khả năng định hướng dư luận và đưa những thông tin thất thiệt phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội và Internet, có thể đem lại mối đe dọa cho các nền dân chủ và tầng lớp trẻ. Thời gian qua, Google, Facebook là tác nhân gây ra những biến động xã hội, chính trị tại Mỹ, Nga và nhiều nước khác. Vì vậy, pháp luật nhiều nước siết chặt hoạt động của các công ty này... Đứng trước nguy cơ thất thu lớn, các công ty đó đã ứng xử rất nhanh, bằng việc sẵn sàng thỏa hiệp với chính quyền các nước để lựa chọn giải pháp an toàn, hợp pháp, không bị phạt hoặc cấm.

Tại Việt Nam, hiện có 64 triệu người dân sử dụng Facebook, với doanh thu quảng cáo trực tuyến của Facebook và Google lên tới 350 triệu USD/năm. Hai ông lớn này chiếm tới 80% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, nhưng không đóng thuế cho Nhà nước, mà đẩy nghĩa vụ này cho nhà thầu Việt Nam.

Khi Việt Nam xây dựng Luật An ninh mạng, các công ty này đã tìm cách tiếp cận nhằm đàm phán và chấp nhận các điều khoản quy định trong dự thảo Luật, để họ vẫn có thể hoạt động trên thị trường Việt Nam một cách an toàn theo pháp luật Việt Nam và vẫn thu được lợi nhuận chính đáng cũng như nộp thuế theo pháp luật Việt Nam, mà không bị ngăn cấm.

Có thể thấy rằng, việc “Facebook, Google rút khỏi Việt Nam” chỉ là những đồn đoán vô căn cứ. Luật An ninh mạng chỉ nghiêm cấm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong không gian mạng, chứ không có quy định nào cấm Facebook, Google hoặc các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Thực tế, Facebook, Google đã vào Việt Nam, đã thành lập pháp nhân, văn phòng đại diện, đã nộp thuế kinh doanh.

“Luật An ninh mạng nhằm đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ Internet; nhằm phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại ý đồ của kẻ địch trong việc kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; ngăn chặn khủng bố mạng, chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước trên không gian mạng… Quy định của Luật cũng nhằm xử lý công khai, minh bạch những hoạt động xâm hại lợi ích an ninh mạng của các đối tượng xấu”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại buổi tiếp xúc với cử tri các quận 1, 3, 4 (TP.HCM), sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Chính thức thông qua Luật An ninh mạng
466 đại biểu quốc hội đã tham gia biểu quyết Luật An ninh mạng, trong đó, 423 đaỊ biểu tán thành, chiếm tỷ lệ 86,86%, 15 đại biểu không tán...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư