
-
Kho bạc không để sắp xếp tổ chức ảnh hưởng tiến độ thanh toán vốn đầu tư công
-
Đại biểu Quốc hội đề xuất bỏ quy định HĐND bầu chủ tịch UBND
-
Trường hợp nào chủ tịch tỉnh trực tiếp điều hành giải quyết công việc ở cấp xã?
-
Xác lập tầm cao mới cho quan hệ Việt Nam - Thái Lan
-
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013
![]() |
Một phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Ảnh CTV). |
Trước đó, như Báo Đầu tư Online đã đưa tin, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành kế hoạch tổ chức hoạt động chất vấn tại phiên họp thứ 47 (tháng 8/2020) với hai nhóm vấn đề.
Nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư, có ba nội dung được chọn để chất vấn.
Một, quản lý, giám sát đầu tư công, tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân, sử dụng hiệu quả nguồn vốn, nâng cao kỷ cương, trách nhiệm, khắc phục tồn tại, hạn chế và tiêu cực, tham nhũng trong đầu tư công.
Hai, việc ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ phục hồi phát triển kinh tế do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Ba, việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển; đẩy mạnh thu hút có chọn lọc vốn đầu tư nước ngoài.
Nhóm vấn đề thứ hai thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và Xã hội cũng gồm ba nội dung.
Một là việc thực hiện chính sách hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
Hai, tình hình lao động, việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và các giải pháp trong thời gian tới.
Ba, giải pháp hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn trong bối cảnh dịch bệnh và biến đổi khí hậu hiện nay.
"Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và khó lường, cả hệ thống chính trị tập trung tối đa cho việc phòng, chống dịch bệnh, phục hồi phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống của người dân; sau khi cân nhắc nhiều mặt, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định không tổ chức hoạt động chất vấn vào ngày 11/8/2020 tại phiên họp thứ 47 theo Kế hoạch đã ban hành", thông báo mới nêu rõ.
Hàng năm, theo thông lệ, ngoài hai kỳ họp của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn tiến hành hai lần chất vấn tại phiên họp của Uỷ ban, vào tháng 3 và tháng 8.
Nhưng năm nay, tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội (tháng 5-6/2020) Quốc hội cũng đã không tổ chức hoạt động chất vấn trực tiếp để Chính phủ lo tập trung chống dịch.
Trong báo cáo tổng kết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết thời gian tới sẽ tăng cường công tác giám sát, trong đó tập trung các vấn đề gây bức xúc, được cử tri và nhân dân quan tâm. Chú trọng giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, việc thực hiện lời hứa của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành sau chất vấn để phục vụ Quốc hội xem xét các báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII, xem xét đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công trung hạn... giai đoạn 2016-2020; đồng thời, chuẩn bị tốt cho việc quyết định các chiến lược, kế hoạch giai đoạn phát triển tiếp theo.

-
Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy để phát triển bền vững -
TP.HCM lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2013 -
Chủ tịch nước Lương Cường: Hải Phòng có cơ hội vươn tầm châu Á -
Quảng Bình - Quảng Trị thống nhất các nội dung công việc chuẩn bị cho việc sáp nhập -
Sáng nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường Diên Hồng về sửa đổi Hiến pháp -
Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ -
Chủ tịch nước Lương Cường dự khánh thành bến cảng container quốc tế số 3, 4 Lạch Huyện
-
Căn hộ 2PN chỉ từ 1,86 tỷ đồng tại Đông Bắc Sài Gòn - Cơ hội an cư cho người trẻ
-
Xu hướng nội thất - xây dựng Việt 2025: Người dùng ngày càng tinh tế, nhiều kỳ vọng
-
Chuyển đổi số định hình tương lai ngành tài chính - bảo hiểm
-
SeABank thông báo mời thầu
-
InterContinental Halong Bay Resort chính thức mở cửa
-
Quỹ ngoại vừa có cam kết đầu tư 80 triệu USD vào hệ sinh thái Meey Group là ai?