
-
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Tỉnh ủy An Giang
-
Đã đến lúc tăng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
-
Hải quan miền Bắc tăng cường kỷ luật trực ban và sẵn sàng ứng phó bão Wipha
-
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác ứng phó bão số 3 tại Hưng Yên
-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long
Mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử
Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới tất cả các hoạt động của đời sống xã hội.
Mở đầu phiên làm việc sáng 25/12 tại Hội trường, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
![]() |
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) trong phiên làm việc sáng 25/10 |
Theo Tờ trình, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sẽ quy định theo hướng không loại trừ phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử, tạo một khung pháp luật thống nhất về hoạt động giao dịch điện tử trong các lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi các giao dịch từ môi trường thực sang môi trường số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
“Hiện nay, công nghệ số đã sẵn sàng, chữ ký số khó giả mạo hơn chữ ký tay, nhận dạng khuôn mặt bằng máy chính xác hơn nhận dạng khuôn mặt bằng mắt thường, quốc tế đã sử dụng phổ biến”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh các lý do của quyết định trên.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đã đưa dữ liệu số trở thành cốt lõi và hệ thống thông tin, nền tảng số trở thành môi trường không thể thiếu của giao dịch điện tử, đáp ứng được yêu cầu đặt ra và quy định pháp lý về dịch vụ tin cậy đã được bổ sung trong Luật.
Việc mở rộng cho phép các lĩnh vực đủ điều kiện đều có thể áp dụng giao dịch điện tử, nhưng không hàm ý bắt buộc. Các lĩnh vực đã lược bỏ loại trừ vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật chuyên ngành liên quan khi muốn chuyển sang giao dịch điện tử.
Thực tiễn Việt Nam hiện nay, các dịch vụ công trực tuyến tại các bộ, ngành địa phương cung cấp đang được đẩy mạnh theo hướng toàn trình. Một số lĩnh vực hạn chế trong Luật Giao dịch điện tử 2005 đã được thực hiện giao dịch điện tử một phần.
Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy nhiều quốc gia có cùng điều kiện tương đương Việt Nam cũng không đưa ra các lĩnh vực loại trừ trong Luật (Indonesia, Philippines), có quốc gia chỉ nêu các trường hợp loại trừ ở các văn bản dưới luật nhằm dễ dàng thay đổi khi điều kiện thực tiễn cho phép (Thái Lan), có quốc gia đã thu hẹp phạm vi các lĩnh vực loại trừ trong Luật (Singapore), một số quốc gia phát triển cũng không có quy định loại trừ này (Hàn Quốc, Trung Quốc).
Có thể đưa một giao dịch lên trực tuyến toàn trình (end-to-end)
Theo trình bày của Bộ trưởng, Dự thảo Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) đã sửa đổi, chi tiết hoá cách thức xác định giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu. Bổ sung quy định điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý khi chuyển đổi từ bản giấy sang thông điệp dữ liệu và ngược lại.
Bổ sung quy định về chứng thư điện tử nhằm tháo gỡ vướng mắc về kết quả giao dịch để có thể đưa một giao dịch lên trực tuyến toàn trình (end-to-end).
Vấn đề lớn nhất trong việc thúc đẩy giao dịch điện tử toàn trình chính là việc kết quả cuối cùng vẫn cấp văn bản giấy. Hiện nay, mới chỉ có quy định về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử ở cấp Nghị định.
Việc đưa ra khái niệm chứng thư điện tử và đảm bảo giá trị pháp lý cho hình thức này là một bước đột phá lớn để thúc đẩy các hoạt động giao dịch điện tử trong các ngành, lĩnh vực và xã hội diễn ra toàn trình, toàn bộ từ đầu đến cuối bằng phương tiện điện tử
Năm 2017, Liên Hợp Quốc đã xây dựng và ban hành Luật mẫu mới bên cạnh Luật mẫu năm 1996 . Trong đó, bổ sung quy định về các giấy tờ có giá, giấy tờ có thể chuyển nhượng trong giao dịch điện tử. Đây là cơ sở tham chiếu để bổ sung quy định về chứng thư điện tử trong dự thảo Luật Giao dịch điện tử sửa đổi.
Nhiều quốc gia sửa đổi Luật Giao dịch điện tử cũng cập nhật nội dung này trong luật mới. Với những sửa đổi trên, Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) sẽ giải quyết những vướng mắc trong quy định hiện hành về giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu, tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm triển khai giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý trên không gian mạng...

-
Báo Tài chính - Đầu tư giành nhiều giải thưởng tại Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tài chính -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long -
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu, an táng hài cốt liệt sĩ tại An Giang -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác phòng chống bão số 3 tại Hải Phòng -
Cảng biển tạm dừng hoạt động, Hải quan Hải Phòng lập 3 tổ công tác ứng phó bão -
[Longform] Hà Nội trong hành trình xây dựng chính quyền gần dân, sát dân, vì dân -
Cục Hải quan ban hành công điện khẩn ứng phó với cơn bão số 3 (WIPHA)
-
1 Thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong thời kỳ mới: Từ lợi thế chi phí đến niềm tin thể chế
-
2 Cách nhìn mới trong tư duy cải cách thị trường vàng
-
3 Dự án điện khí LNG Cà Ná hơn 57.000 tỷ đồng: Chỉ 1 nhà thầu nộp hồ sơ
-
4 Bộ Tài chính thống nhất điều chỉnh diện tích, công suất khai thác sân bay Gia Bình
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân
-
Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Mỹ Tho Central Complex: Tâm điểm đón sóng tăng trưởng của Đồng Tháp mới
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển