
-
Chìa khóa giúp 5G tăng trưởng
-
FPT công bố hợp tác và đầu tư chiến lược với Sumitomo và SBI Holdings trong lĩnh vực AI
-
Kaspersky: mỗi ngày có khoảng 400 cuộc tấn công ransomware nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á
-
Bình Dương thành lập Trung tâm nghiên cứu vi điện tử -
Từ tháng 7/2025, bay Airbus A350 Vietnam Airlines dùng được Internet trên không
Tọa đàm được tổ chức với mục tiêu tăng cường lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đồng thời góp phần trang bị kiến thức và nâng cao nhận thức xã hội về bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng và quyền riêng tư trong kỷ nguyên số. Đây cũng là hoạt động góp phần hoàn thiện Dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025. Luật dự kiến có hiệu lực từ tháng 1/2026.
Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội NCA, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) khẳng định, Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân là bước tiến quan trọng trong việc thể chế hóa quyền con người, quyền công dân, phù hợp với định hướng “lấy con người làm trung tâm, mục tiêu và động lực” mà Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương đã đề ra. Việc xây dựng luật không chỉ đáp ứng nhu cầu nội tại, mà còn là yêu cầu hội nhập quốc tế, bảo đảm chủ quyền số quốc gia.
Theo ông Chính, Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được Bộ Công an xây dựng trên tinh thần hết sức cầu thị, nghiên cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm quốc tế; lấy ý kiến góp ý rộng rãi các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tiến hành khảo sát một số cơ quan, doanh nghiệp trong các lĩnh vực quan trọng có hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân quy mô lớn; tổ chức Hội thảo quốc tế tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân với sự tham gia của hơn 700 cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế.
Theo thống kê, trên thế giới đã có hơn 140 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó gần nhất là Ấn Độ, Thái Lan và Malaysia.
"Việt Nam cũng không thể chậm trễ hơn trong việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. Bộ Công an khẩn trương tham mưu Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tháng 5/2025", Trung tướng Nguyễn Minh Chính nhấn mạnh.
![]() |
Trung tướng Nguyễn Minh Chính - Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05 -Bộ Công an), Phó Chủ tịch thường trực NCA. (Ảnh: Minh Sơn) |
Đại diện Ban soạn thảo, ông Đào Đức Triệu, Phó tổng Thư ký kiêm Trưởng Ban Nghiên cứu, tư vấn Chính sách và Pháp luật Hiệp hội NCA đã trình bày những nội dung trọng tâm trong Dự thảo, bao gồm: phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc xử lý dữ liệu cá nhân, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, trách nhiệm bảo vệ dữ liệu, cơ chế xử lý vi phạm và bảo đảm quyền riêng tư trong môi trường số. Bài trình bày cũng làm rõ định hướng xây dựng luật trên tinh thần tiếp nối Nghị định số 13/2023/NĐ-CP, nhưng ở cấp độ cao hơn, đồng bộ và mang tính nền tảng.
"Tinh thần, quan điểm đầu tiên trong việc xây dựng dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là rất cầu thị, lắng nghe ý kiến đóng góp của tất cả các cá nhân, tổ chức. Chúng tôi đã tiếp thu các tập góp ý vài trăm trang, từ chuyên sâu, chuyên ngành, tất cả các lĩnh vực”, ông Triệu cho hay.
Các đại biểu cũng được lắng nghe những tham luận chuyên sâu đến từ đại diện các tổ chức, doanh nghiệp, trong đó Viện Quản trị Chính sách và Chiến lược phát triển đưa ra kiến nghị về hoàn thiện pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân từ góc độ nghiên cứu và so sánh quốc tế; đại diện Tập đoàn Viettel chia sẻ những khó khăn và đề xuất hỗ trợ chính sách cho doanh nghiệp viễn thông trong quá trình triển khai Luật; trong khi Công ty VNDS trình bày kinh nghiệm thực tiễn trong việc tuân thủ các yêu cầu bảo vệ dữ liệu cá nhân tại doanh nghiệp công nghệ.
Phần thảo luận mở đã nhận được nhiều câu hỏi chất lượng xoay quanh các vấn đề quan trọng: định nghĩa và phân loại dữ liệu cá nhân, cơ chế bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, chuyển dữ liệu ra nước ngoài, xếp hạng tín nhiệm bảo vệ dữ liệu, năng lực thực thi của doanh nghiệp vừa và nhỏ, và vai trò giám sát của cơ quan nhà nước sau khi luật có hiệu lực...
Các đại biểu đều đồng thuận rằng dữ liệu cá nhân là yếu tố gắn liền với quyền con người, quyền công dân, đồng thời có tác động sâu rộng đến an ninh mạng, an ninh quốc gia và toàn bộ hệ sinh thái số. Trong khi đó, hệ thống pháp luật hiện hành về bảo vệ dữ liệu còn phân tán, thiếu tính thống nhất. Theo thống kê hiện đang có 69 văn bản quy phạm pháp luật đề cập đến dữ liệu cá nhân, nhưng mới chỉ có Nghị định 13/2023/NĐ-CP là văn bản đầu tiên cung cấp định nghĩa và nguyên tắc bảo vệ dữ liệu một cách tương đối đầy đủ.
![]() |
Toàn cảnh Tọa đàm “Góp ý dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân. |
Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số, việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt về bảo vệ dữ liệu cá nhân là cấp thiết. Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân gồm 7 chương, 69 điều, quy định đầy đủ về các nội dung: nguyên tắc xử lý dữ liệu, quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu và bên liên quan, chuyển dữ liệu ra nước ngoài, đánh giá tác động dữ liệu, xếp hạng tín nhiệm bảo vệ dữ liệu, xử lý vi phạm và cơ chế kiểm tra, giám sát. Luật cũng điều chỉnh cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu công dân Việt Nam.
Về cơ sở chính trị, Luật cụ thể hóa các nội dung trong Hiến pháp 2013, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó xác định “lấy con người làm trung tâm, chủ thể và mục tiêu của phát triển”, gắn bảo vệ dữ liệu cá nhân với bảo vệ quyền con người trong kỷ nguyên số. Về cơ sở pháp lý, Luật nhằm tạo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật quốc gia, đồng thời phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Mục tiêu tổng thể là hoàn thiện hành lang pháp lý thống nhất, nâng cao năng lực bảo vệ dữ liệu cá nhân trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế số, bảo đảm an ninh trật tự và chủ quyền dữ liệu quốc gia.
-
Không thể chậm trễ ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân -
vnEdu Connect: Cầu nối hiệu quả giữa nhà trường và gia đình -
Hình ảnh rò rỉ hé lộ thiết kế mới trên iPhone 17 Pro Max -
Huế đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, hướng tới chính quyền số toàn diện -
Kaspersky: mỗi ngày có khoảng 400 cuộc tấn công ransomware nhắm vào các doanh nghiệp tại Đông Nam Á -
Gia hạn thí điểm dịch vụ Mobile-Money đến 31/12/2025 -
Dịch vụ Internet vệ tinh Starlink: Phủ vùng lõm sóng cho thị trường viễn thông
-
Vietfood & Beverage - Propack 2025: Định hình tương lai ngành F&B - Kết nối toàn cầu
-
Hệ sinh thái tiện ích đa tầng - chìa khóa nâng tầm bất động sản thương mại
-
Thêm nhiều lựa chọn xe bus và mini bus cho các công ty lữ hành mùa cao điểm du lịch
-
Chung cư phía Tây TP.HCM tăng sức hút giữa lúc khan hiếm nguồn cung
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh