-
TP.HCM: Điều chỉnh tổng mức đầu tư cầu đường Nguyễn Khoái lên 3.724 tỷ đồng -
Tập đoàn PNE khai trương văn phòng tại Bình Định, thúc đẩy dự án điện gió ngoài khơi -
Quảng Bình đề xuất vị trí chọn làm nhà ga đường sắt tốc độ cao -
Đà Nẵng chi hơn 241 tỷ đồng đầu tư, nâng cấp 2 bệnh viện -
Bí thư Quảng Nam yêu cầu đôn đốc tiến độ Dự án Hồ chứa nước Lộc Đại -
Nền tảng sức mạnh nội sinh của Quảng Ninh
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, đại diện các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thái Bình cùng Green i-Park ấn nút khởi công dự án nhà máy 200 triệu USD tại Khu công nghệp Green iP-1 |
Top 5 cả nước về thu hút đầu tư
Sự hình thành các khu công nghiệp cách đây 20 năm và đặc biệt là Khu kinh tế Thái Bình vào năm 2017 đã thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Bình theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao một cách thực chất đời sống người dân và từng bước đưa Thái Bình từ một tỉnh thuần nông có bước bứt phá nhanh, mạnh trên lĩnh vực công nghiệp.
Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thành lập Khu kinh tế Thái Bình. Vào thời điểm đó, với Thái Bình, đây là mô hình kinh tế - xã hội hoàn toàn mới mẻ mang đến hy vọng đột phá phát triển cho địa phương, song cũng đặt ra nhiều thách thức, nỗi trăn trở rằng, phải định hình khu kinh tế như thế nào, bắt đầu xây dựng và nguồn lực từ đâu...
Để giải đáp những câu hỏi đó, ngày 21/12/2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XIX đã họp và thống nhất ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình. Nghị quyết ra đời vừa là kim chỉ nam hành động, vừa tập trung trí tuệ, huy động mọi nguồn lực để cả hệ thống chính trị bắt tay vào triển khai xây dựng khu kinh tế.
Đến nay, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế theo hướng đa ngành; hoàn thành phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2.000 của 11 khu chức năng, gồm 7 khu công nghiệp, 2 khu bến cảng, khu đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng, sân golf cồn Vành - cồn Thủ; khu nuôi trồng thủy hải sản công nghệ cao.
Với thông điệp “Lấy sự thành công của nhà đầu tư là thành công của khu công nghiệp”, Green i-Park luôn luôn đồng hành, sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư từ giai đoạn khảo sát đến khi ký kết hợp đồng chính thức và đi vào hoạt động sản xuất. Các nhà đầu tư vào Green iP-1 còn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp của tỉnh Thái Bình.
Khu công nghiệp Green iP-1 không chỉ có mặt bằng sạch, thủ tục hành chính tinh gọn, mà còn sở hữu cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ, cùng nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao. Tất cả tạo nên một môi trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, hiệu quả và thành công cho các nhà đầu tư thứ cấp.
Công cuộc thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh Thái Bình đã có sự thay đổi mạnh mẽ sau khi thành lập Khu kinh tế, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng gấp nhiều lần so với trước đây, góp phần đưa Thái Bình đạt thứ hạng cao so với các tỉnh, thành phố trong khu vực về thu hút FDI từ năm 2021 trở lại đây.
Giai đoạn 2021 - 2023, thu hút FDI vào khu kinh tế, các khu công nghiệp đạt 3,74 tỷ USD, gấp 4,4 lần tổng vốn FDI của cả tỉnh từ năm 2020 trở về trước. Đặc biệt, năm 2023, trên địa bàn khu kinh tế, khu công nghiệp thu hút trên 3 tỷ USD. Trong đó, Khu công nghiệp Liên Hà Thái (Green-iP1) là lực lượng chủ công, đầu tàu góp phần đưa Thái Bình xếp thứ 5 cả nước về thu hút FDI.
Ngoài tăng về số lượng dự án, tổng vốn đầu tư, chất lượng và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp cũng có bước nhảy vọt. Năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn các khu công nghiệp ước đạt 54.737 tỷ đồng, chiếm trên 60% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, tăng 781 lần so với năm 2003 và tăng 2,9 lần so với năm 2017; thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước ước đạt 1.721 tỷ đồng, tăng 382,4 lần so với năm 2003 và tăng 2,45 lần so với năm 2017.
Đến hết năm 2023, các dự án trong khu kinh tế và các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho 76.620 lao động, góp phần quan trọng nâng cao mức sống của người dân và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.
Hệ thống cây xanh và cấp thoát nước tạo cảnh quan và môi trường Khu công nghiệp Green iP-1 luôn xanh, sạch, đẹp |
Green-iP1: Mô hình khu công nghiệp kiểu mẫu xanh, thông minh
Khu công nghiệp Green-iP1 đã trở thành điểm sáng với công thức: mặt bằng sạch sẵn có + đầu tư hạ tầng kỹ thuật nhanh, hiện đại + chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn + xúc tiến mời gọi hợp tác và hỗ trợ thiết thực cho nhà đầu tư thứ cấp, với quy hoạch là hệ sinh thái xanh, sạch, thu hút nguồn vốn đầu tư vào sản xuất có chọn lọc, thu hút nhiều dự án mới hàng trăm triệu USD.
Ông Bùi Thế Long, Phó chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Green i-Park, chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Green-iP1 cho biết, đây là khu công nghiệp tiên phong, truyền cảm hứng để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Thái Bình, nên ngay từ đầu, Công ty Green i-Park xác định phải tạo sự đột phá cả về hạ tầng kỹ thuật và cơ chế hợp tác đầu tư. Green i-Park đã xây dựng một khu công nghiệp sinh thái, kiểu mẫu tại tỉnh Thái Bình, mang lại lợi ích to lớn trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường.
Đi theo định hướng đó, Green i-Park dốc toàn lực đầu tư các hạng mục hạ tầng như giao thông, điện, cấp - thoát nước, xử lý nước thải, cây xanh, quy hoạch mặt bằng cho từng khu theo tính chất ngành nghề thu hút. Green-iP1 đầu tư khu xử lý nước thải công suất 25.000 m3/ngày đêm và đã hoàn thành module 1 với công suất 5.000 m3/ngày đêm, đảm bảo nước thải sau xử lý xả ra môi trường đạt tiêu chuẩn chất lượng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Ngoài ra, Khu công nghiệp còn xây dựng hệ thống kênh mương, hồ chứa nước vừa phục vụ cấp, thoát nước, phòng chống ngập úng, vừa phòng cháy, chữa cháy, điều hòa nhiệt độ, cải thiện chất lượng không khí, tạo diện mạo khu công nghiệp xanh, hòa hợp với quy hoạch xây dựng của địa phương và mục tiêu phát triển kinh tế của Thái Bình.
Sau 3 năm hoạt động, Khu công nghiệp Green-iP1 đã thu hút được 20 dự án thứ cấp có tổng vốn đầu tư 1,3 USD với các ngành nghề công nghệ cao, thân thiện với môi trường như: điện, điện tử, tự động hóa, linh kiện ô tô... Những nhà đầu tư lớn đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc có thể kể đến như Compal, Pegavision, Lotes, Ohsung, Greenwork...
Hiện nay, đã có 6 nhà đầu tư trong Khu công nghiệp đi vào hoạt động, là Greenworks, Lotes, Ohsung, Jinyang, An Thái và Nam Tài, chủ yếu sản xuất linh kiện điện tử và thiết bị phụ trợ. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư khác đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng, dự kiến trong năm 2025 sẽ hoàn thiện và đi vào sản xuất.
Kết quả của hoạt động thu hút đầu tư như trên đã nâng tỷ lệ lấp đầy lên đến gần 50% diện tích Khu công nghiệp giai đoạn I (588 ha). Đặc biệt, công ty sản xuất đồ uống lớn nhất Hàn Quốc Hitejinro lần đầu tiên sau 100 năm hoạt động mở rộng đầu tư ra thị trường nước ngoài đã lựa chọn Green-iP1 tại Việt Nam.
Thời gian tới, Green i-Park tiếp tục xây dựng khu công nghiệp kiểu mẫu, xanh, thông minh, hoàn thiện nâng cấp cơ sở hạ tầng, sử dụng năng lượng sạch hướng tới mô hình phát triển bền vững, hình thành khu công nghiệp xanh và thông minh.
Không chạy theo tiêu chí tỷ lệ lấp đầy, Green-iP1 thực hiện mục tiêu thu hút có chọn lọc các ngành công nghệ cao, công nghiệp lắp ráp điện tử, ứng dụng công nghệ xanh, sạch, không chấp nhận các ngành nghề độc hại gây ô nhiễm môi trường, tiêu hao quá nhiều năng lượng.
Với chính sách phát triển bền vững, Green i-Park quyết tâm phát triển Green-iP1 trở thành một khu công nghiệp sinh thái kiểu mẫu tại Việt Nam. Qua đó, góp phần mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các nhà đầu tư và sự phát triển bền vững của khu công nghiệp; đặc biệt góp phần quan trọng kiến tạo lợi thế cạnh tranh để đẩy mạnh thu hút đầu tư trở thành động lực số một thúc đẩy công cuộc phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình.
-
Bí thư Quảng Nam yêu cầu đôn đốc tiến độ Dự án Hồ chứa nước Lộc Đại -
Nền tảng sức mạnh nội sinh của Quảng Ninh -
Loạt động thái của Bình Định về dự án trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam -
Quảng Ninh phát huy tinh thần "Kỷ luật và Đồng tâm" -
Đà Nẵng điều chỉnh Dự án Khu công viên phần mềm số 2 lên hơn 1.400 tỷ đồng -
Quảng Ninh và tiềm năng của những thành phố bên bờ biển cả -
Hơn 1 tỷ USD vốn đổ vào KCN Phú Hà Viglacera
-
1 Sửa luật PPP: Bỏ quy định hạn mức vốn tối thiểu, tiếp tục áp dụng hợp đồng BT -
2 Quy định 5 biện pháp xử lý vật chứng, tài sản, gỡ vướng giải quyết án tham nhũng -
3 TP.HCM đề xuất đầu tư 3 dự án BT 14.600 tỷ đồng trả chậm bằng tiền ngân sách -
4 “Sống dở, chết dở” vì mua dự án chưa đủ điều kiện mở bán -
5 Vốn cho bất động sản: Cả tín dụng lẫn trái phiếu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro
- Sika Việt Nam cùng cộng đồng thợ giỏi xây dựng tương lai bền vững cho ngành xây dựng
- Quận Hải An - “cứ điểm” mới của nhà đầu tư bất động sản tại Hải Phòng
- Khu đô thị tích hợp Mizuki Park - điểm sáng khu Nam Sài Gòn
- Empire City - Kiến trúc cộng hưởng với thiên nhiên
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Năng lượng - Chế biến - Chế tạo
- Công bố Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 ngành Dược - Thiết bị y tế