-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Hòa Phát nằm trong top 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cả nước. Ảnh: Một sản phẩm của Hòa Phát |
Tỉnh Hải Dương là nơi Hòa Phát nộp nhiều nhất với trên 2.000 tỷ đồng và doanh nghiệp này đã trở thành doanh nghiệp có tiền nộp thuế lớn thứ 2 tại Hải Dương. Còn tại tỉnh Hưng Yên, với số nộp hơn 1.200 tỷ đồng, Hòa Phát tiếp tục là doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất cho tỉnh này, chiếm 12% tổng thu ngân sách của địa phương và trên 40% tổng thu từ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Hưng Yên.
Ngoài các địa phương trên, Hòa Phát còn đóng góp cho ngân sách 23 tỉnh thành khác trên cả nước, trong đó có Hải Phòng (332 tỷ đồng), TP.HCM (253 tỷ đồng), Hà Giang (trên 200 tỷ đồng), Quảng Ninh (180 tỷ đồng), Bình Dương (81 tỷ đồng), Hà Nội (63 tỷ đồng).
Tại tỉnh Quảng Ngãi, dù mới đang trong giai đoạn đầu triển khai dự án KLH gang thép Hòa Phát Dung Quất, Hòa Phát cũng đã có số nộp ngân sách với 43 tỷ đồng. Dự kiến khi dự án hoạt động hết công suất, Hòa Phát sẽ đóng góp cho riêng ngân sách Quảng Ngãi lên tới 5.000 tỷ đồng/năm.
Hòa Phát hiện cũng nằm trong top 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất cả nước.
Kết thúc năm 2017, nhóm ngành kinh doanh cốt lõi của Hòa Phát đã xác lập kỷ lục kinh doanh cao nhất từ trước đến nay với 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, tăng 25% so với năm 2016. Trong tổng sản lượng trên, thép xây dựng chiếm 2,2 triệu tấn, ống thép đóng góp 600.000 tấn và còn lại là tôn mạ kẽm.
Đây là lần đầu tiên thép xây dựng Hòa Phát vượt mốc 2 triệu tấn/năm, tăng trưởng 20% so với năm 2016. Con số này đã vượt gần 10% kế hoạch năm 2017. Tại thị trường trong nước, Hòa Phát tiếp tục khẳng định vị thế số 1 về thị phần với 24%. Việc tiêu thụ sản phẩm ở khu vực miền Trung và miền Nam ngày càng tăng trưởng mạnh. Bên cạnh đó, Hòa Phát đã xuất bán ra thị trường trong và ngoài nước 79.000 tấn phôi thép.
Về xuất khẩu, Hòa Phát đã xuất hơn 161.000 tấn thép thanh, thép cuộn tới các thị trường như Mỹ, Canada, Australia, Malaysia, Campuchia. Sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng mạnh tới các thị trường khó tính cho thấy khả năng cạnh tranh cao của Thép Hòa Phát. Đặc biệt mặt hàng thép cuộn chất lượng cao dùng cho rút dây với các mác thép SAE1006, SAE1008… đang được thị trường nước ngoài đón nhận rất tích cực.
Đối với sản phẩm ống thép, Tập đoàn Hòa Phát cũng hoàn thành vượt mức kế hoạch năm với trên 600.000 tấn ống thép các loại và 200.000 tấn tôn mạ kẽm (nguyên liệu làm ống thép tôn mạ kẽm và nhiều sản phẩm khác).
Với kết quả này, Hòa Phát củng cố vị thế số 1 của mình trong ngành thép Việt Nam. Cả hai dòng sản phẩm chủ lực của Tập đoàn là thép xây dựng và ống thép đều dẫn đầu thị trường, lần lượt là 24% và gần 27%.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"